- Đào tạo cán bộ:
3.3.3. Với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
- Đề nghị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiếp tục thực hiện phân công và triển khai các chỉ đạo cụ thể và phối hợp với các đơn vị thành
viên trong quá trình triển khai các nội dung của thỏa thuận hợp tác toàn diện
với các tập đoàn, các tổng công ty để tăng cường khả năng hợp tác của
các chi
nhánh với các đơn vị thành viên, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác
tiếp thị
và bán chéo sản phẩm.
- Đề nghị NHĐT&PTVN nghiên cứu chính sách phát triển cán bộ cả về vật chất lẫn tinh thần để tạo sự yên tâm cho cán bộ công tác và thu hút
cán bộ
tiềm năng trong xã hội. Cụ thể là NHĐT &PTVN nên có chính sách
phát triển
cán bộ theo hai hướng: theo hướng phát triển cán bộ quản lý và theo hướng
chính Kế toán thực hiện chức năng này, vì như thế sẽ làm chậm trễ quá trình tra cứu thông tin khách hàng cũng như phục vụ khách hàng.
- Đề nghị NHĐT&PTVN khi có các văn bản pháp luật mới do Chính Phủ hoặc NHNN ban hành có liên quan đến hoạt động ngân hàng, điển
hình là
các văn bản pháp luật liên quan đến thuế của các loại phí dịch vụ nên
sớm ban
hành văn bản hướng dẫn tới Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội cũng như các
chi nhánh khác có căn cứ thực hiện để tránh gây phiền hà cho khách hàng.
- Đề nghị NHĐT&PTVN tiếp tục nghiên cứu và triển khai cải tiến, nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch vụ hiện có tránh tình trạng đứt mạng,
lỗi hệ thống. Đẩy nhanh tốc độ xử lý của chương trình đặc biệt vào
những giờ
cao điểm. Cải thiện chất lượng kết nối Homebanking, gia tăng đường truyền
nhằm gia tăng lượng khách hàng được cung cấp dịch vụ và già tăng tính năng
và tiện ích cho thiết bị POS( gia tăng loại thẻ chấp nhận thanh toán chứ không
phải chỉ có thẻ của BIDV và thẻ Mastercad như hiện nay).
- NHĐT&PTVN cũng cần tăng cường công tác khuyếch trương, quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới đến khách hàng qua các phương tiện thông tin
+ Hiện nay BIDV đã thực hiện tiếp quỹ ATM tập trung, với cấp độ quản lý cao hơn, BIDV có thể liên kết với các bạn hàng để thành lập các “ngân hàng tự động”, tại đó có tập trung nhiều máy ATM của nhiều ngân hàng, phân bổ đều trên các địa bàn, và mỗi địa điểm sẽ có sơ đồ chỉ dẫn khách hàng đến với các địa điểm khác nếu cần. Việc tập trung này sẽ giúp khách hàng có thể rút tiền dễ dàng hơn, cũng như đánh giá chất lượng dịch vụ chính xác hơn. Đồng thời thể hiện sự hợp tác của các ngân hàng cũng như sự cạnh tranh một cách lành mạnh (nhìn ngân hàng bạn thì mỗi ngân hàng tự phải nâng cao chất lượng phục vụ của mình).
+ Khi có dịch vụ mới ra đời, các Ban tại BIDV nên phối hợp để có văn bản hướng dẫn thống nhất, kịp thời, giúp các chi nhánh có thể nắm được cách triển khai sản phẩm cũng như hạch toán, quản lý sự phát triển của sản phẩm đó, tránh trường hợp một sản phẩm có nhiều văn bản từ nhiều phòng ban hướng dẫn, làm cho các chi nhánh khó nắm được một cách toàn diện việc triển khai thực hiện cung ứng sản phẩm đó.
TÓM TẮT
1. Định hướng phát triển NHBL của BIDV:
Mục tiêu đến 2012: BIDV trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực NHBL, đáp ứng đầy đủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động.
Tầm nhìn đến 2015: BIDV trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực NHBL, ngang tầm với các ngân hàng thương mại tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á; Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ NHBL đồng bộ, đa dạng, chất lượng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu.
rL Trên cơ sở định hướng của BIDV, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam
Hà Nội xác định dịch vụ NHBL là cơ sở để tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Để phát triển dịch vụ NHBL, Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội cần có một chiến lược trung dài hạn cho dịch vụ NHBL
3. Để phát triển dịch vụ NHBL, Chi nhánh Nam Hà Nội cần có sự chỉ đạo sát sao của BIDV Việt Nam trên cơ sở những văn bản đồng bộ. Hơn nữa, các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng thị trường tài chính phát triển, có những thông tin dự báo kịp thời... để Chi nhánh Nam Hà Nội có chính sách phù hợp.
KET LUẬN
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, khó khăn và thử thách càng nhiều hơn, nhưng công tác phát triển dịch vụ NHBL của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đưa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên sự phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội mới chỉ là bước đầu, còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có giải pháp phát triển phù hợp.
Với mong muốn Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội sẽ đa dạng hoá được nhiều loại hình dịch vụ trên cơ sở phát triển dịch vụ NHBL, thông qua luận văn “ Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng
ĐT&PT Nam Hà Nội”, học viên đã nghiên cứu một cách khoa học, có hệ
thống và trình bày được một số nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thương
mại và phát triển dịch vụ NHBL của NHTM.
Thứ hai, phân tích thực trạng cung ứng dịch vụ NHBL của Ngân hàng
ĐT&PT Nam Hà Nội giai đoạn 2006-2009 một cách khách quan, trung thực từ đó rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó.
Thứ ba, trên cơ sở định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, định hướng phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội, luận văn đã đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu luận văn không thể tránh khỏi những vấn đề chưa được đề cập đến và cần phải được sự tham gia, góp ý của
các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và những người quan tâm đến lĩnh vực này nhằm hoàn thiện thêm vấn đề nghiên cứu.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp, đặc biệt là sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của cô giáo TS Nguyễn Thị Chiến. Tôi xin chân thành cảm ơn cô và tất cả những người đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
12.ThS.Đàm Hồng Phương (2006), “Một số vấn đề về phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí Ngân hàng, (5) trang 32. 13.Nguyễn Tám (2007), “Cạnh tranh phát triển dịch vụ ngân hàng hiện
đại trên thị trường tài chính”, Tạp chí Ngân hàng, (12) trang 23.
14.Trịnh Bá Tửu (2005), “Cần đổi mới nhận thức về dịch vụ ngân hàng hiện đại”, Tạp chí Ngân hàng, (7) trang 25.