ĐẶC đIỂM CỦA CÁC VÙNG NƯỚC 1 VÙNG BIỂN

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 4 pdf (Trang 96 - 98)

1. VÙNG BIỂN

địa hình thềm lục ựịa vùng biển Quảng Ngãi có ựộ dốc lớn, có nơi cách bờ chưa tới 3 hải lý(2) ựã có ựộ sâu 50m, cách bờ trung bình 20 hải lý ựã có ựộ sâu trên 100m, cách bờ 30 hải lý ựã có ựộ sâu trên 200m. Nền ựáy biển từ 50m nước trở

vào chủ yếu là cát bùn, trên 50m trở ra chủ yếu là cát pha vỏ sò. địa hình ựáy biển gần bờ có các bãi rạn nhỏ, vùng khơi có những rãnh sâu, gò rạn.

đặc ựiểm của khắ tượng, thủy văn vùng biển Quảng Ngãi là chịu ảnh hưởng chung của chế ựộ khắ tượng, thủy văn vùng biển khu vực từ Quảng Nam tới Khánh Hòa(3). Chế ựộ gió mùa đông Bắc xảy ra từ tháng 10 ựến tháng 3 năm sau, do ảnh hưởng của ựịa hình nên gió mùa đông Bắc bị lệch hướng trở thành Bắc và Tây Bắc. Từ cuối tháng 3 ựến giữa tháng 6, hướng gió thịnh hành từ đông ựến đông Nam. Giai ựoạn từ cuối tháng 6 ựến tháng 9, gió mùa Tây Nam hoạt ựộng mạnh, hướng gió thịnh hành Tây hoặc Tây Nam. Tốc ựộ gió trung bình từ 2,5 - 4m/s, mạnh nhất có thể ựạt tới 24 - 26m/s. Thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa, hướng gió chuyển dịch cùng với cường ựộ giảm dần.

Bão và áp thấp nhiệt ựới có tần suất ựổ bộ vào bờ biển vùng Nam Trung Bộ cao nhất vào tháng 10 và 11. Tốc ựộ và hướng di chuyển của bão thường rất phức tạp, tùy thuộc vào từng cơn bão. Bão thường gây ra gió mạnh, tốc ựộ trung bình 30 - 40m/s, ựổi hướng liên tục nên có sức tàn phá rất lớn. Trong vùng bão thường có lượng mưa lớn trên 100mm/ngày, có những cơn bão lượng mưa lên ựến 300 - 400mm/ngày hoặc hơn.

Chế ựộ sóng biển phụ thuộc chủ yếu vào chế ựộ gió. Mùa gió đông Bắc từ tháng 10 ựến tháng 3 năm sau hướng sóng thịnh hành là hướng Bắc, có khi đông Bắc, ựộ

cao sóng trung bình 0,75 - 1m, ựộ cao sóng lớn nhất 3,5 - 4m. Sóng lừng trong mùa này tần suất xuất hiện khá lớn, chủ yếu theo hai hướng đông Bắc và đông. Mùa

CHƯƠNG XIV XIV

gió Tây Nam, hướng sóng thịnh hành là hướng Tây Nam, ựộ cao sóng trung bình 0,75 - 1m. Sóng lừng xuất hiện ở ngoài khơi chủ yếu theo hướng Tây Nam.

Dòng hải lưu vùng biển Quảng Ngãi mang tắnh chất biển khơi, chịu sự chi phối của hải lưu từ biển đông ựưa vào, dòng chảy do ảnh hưởng của nước cửa sông ựổ

ra không ựáng kể. Mùa gió Tây Nam dòng chảy ựi xuống phắa nam chảy song song với ựường bờ. Tốc ựộ dòng chảy tầng mặt tương ựối lớn, trung bình từ 30 - 40cm/s, cực ựại tới 75cm/s. Mùa gió đông Bắc hướng dòng chảy tương tự như

mùa gió Tây Nam, nhưng có nét khác là dòng chảy từ phắa bắc ựi xuống ép sát gần bờ hơn với tốc ựộ lớn hơn, trung bình khoảng 70cm/s, cực ựại lên tới 150cm/s. Những dòng hải lưu này hàng năm ựưa những ựàn cá nổi ựại dương áp sát gần bờ, thuận lợi cho nghề ựánh bắt hải sản.

Nước biển Quảng Ngãi mang ựặc trưng của vùng nước biển sâu, màu mặt nước xanh thẳm, ựộ trong suốt lớn, biển thoáng, hoàn lưu nước trao ựổi trực tiếp với biển đông. Nhiệt ựộ nước biển biến ựộng lớn nhất xảy ra ở lớp nước mặt và giảm dần ựến ựộ sâu 200m. Nhiệt ựộ tầng nước mặt ựạt giá trị cao nhất vào tháng 5, trung bình 28oC - 29,8oC, thấp nhất vào tháng 1, trung bình 22oC - 24,7oC.

độ mặn nước biển khá cao, có sự thay ựổi theo mùa, nhưng biên ựộ dao ựộng ựộ

mặn giữa mùa khô và mùa mưa không lớn và ựộ mặn ựều lớn hơn 32Ẹ. Mùa gió Tây Nam, ựộ mặn tầng mặt ven bờ trung bình 32 - 33Ẹ, ngoài khơi là 33,5 - 34,5Ẹ; mùa gió đông Bắc, nước biển có ựộ mặn cao khoảng 33,8 - 34Ẹ.

2. VÙNG VEN BIỂN VÀ HẢI đẢO

địa hình bờ biển Quảng Ngãi ắt quanh co khúc khuỷu, phắa bắc chỉ có vũng Dung Quất tương ựối kắn gió, phần còn lại về phắa nam chủ yếu là bãi ngang, không có những vũng vịnh kắn gió cho nên không thuận lợi cho việc neo trú tàu thuyền và nuôi trồng thủy sản biển.

Dọc theo bờ biển có 6 cửa biển: Sa Cần, Sa Kỳ, cửa đại, cửa Lở, Mỹ Á và Sa Huỳnh. Trong ựó, 4 cửa biển lớn là Sa Cần, Sa Kỳ, cửa đại và Sa Huỳnh tàu thuyền ựánh cá ra vào tương ựối thuận lợi, còn 2 cửa biển nhỏ là cửa Lở và Mỹ Á hàng năm vào mùa khô thường bị cát bồi lấp.

Ven biển bãi ngang ựịa hình chủ yếu là những dải cồn cát và rừng phi lao, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. Nhưng gần ựây, vùng

ựất cát ven biển ựang ựược ựầu tư cải tạo thành những vùng nuôi trồng thủy sản, dựa trên quy trình kỹ thuật nuôi tôm sử dụng vật liệu chống thấm trên ựất cát.

Vùng biển Quảng Ngãi có một ựảo lớn là Lý Sơn (cù lao Ré) và một ựảo nhỏ là

ựảo Bé. Ven bờ quanh ựảo có nhiều rạn ựá, san hô bao bọc ựã hình thành hệ sinh thái biển khá ựặc sắc và nguồn lợi thủy sản phong phú, có thể khai thác, bảo tồn nhiều loài ựặc sản biển có giá trị.

3. VÙNG TRIỀU

Vùng triều là vùng nước ven sông gần các cửa biển thường xuyên bị nước mặn xâm nhập do ảnh hưởng của thủy triều. Diện tắch vùng bãi triều tự nhiên ở Quảng Ngãi có thể ựưa vào nuôi trồng thủy sản khoảng dưới 1.000ha nhưng có ựặc ựiểm

ựịa hình bị chia cắt manh mún, không có những vùng triều tập trung quy mô lớn. Do ựặc ựiểm biên ựộ chênh lệch thủy triều trung bình không lớn, chỉ khoảng 1,2m, nên sự phân chia các vùng hạ triều, trung triều và cao triều không rõ rệt. Trước kia, vùng triều chủ yếu là rừng ngập mặn, gồm các loại cây dừa nước, mắm, bần, ựước, là môi trường tự nhiên thuận lợi cho các loài thủy sinh vật sinh trưởng. Tuy nhiên, trong thời gian gần ựây do mở rộng diện tắch nuôi trồng thủy sản nước lợ (nuôi tôm), nên diện tắch rừng ngập mặn bị suy giảm ựáng kể.

Vùng ven bờ biển Quảng Ngãi có duy nhất vùng ựầm nước mặn Sa Huỳnh thông ra biển qua cửa Sa Huỳnh, ựược khai thác ựể làm muối, ở ựây không có nhiều ựiều kiện thuận lợi ựể nuôi trồng thủy sản nước mặn quy mô lớn.

4. VÙNG NƯỚC SÔNG SUỐI, HỒ AO NƯỚC NGỌT

Do ựặc ựiểm ựịa hình, hệ thống sông suối trên ựịa bàn Quảng Ngãi thường ngắn và dốc, tốc ựộ dòng chảy lớn, nên khi xảy ra mưa lũ thường có sức tàn phá mạnh, nhưng mùa khô mực nước thường cạn kiệt. Hệ thống ao hồ nước ngọt tự nhiên ở

Quảng Ngãi thưa thớt, quy mô diện tắch nhỏ, chỉ có 2 ựầm tự nhiên tương ựối lớn là ựầm An Khê và ựầm Lâm Bình (huyện đức Phổ). Hệ thống các công trình hồ

chứa nước nhân tạo phần lớn phân bố ở vùng trung du và miền núi, có một số hồ

chứa thủy lợi lớn như Thạch Nham, Liệt Sơn, Núi Ngang, Tôn Dung. Nhìn chung diện tắch lưu vực sông suối, hồ ao nước ngọt nhỏ, lượng sinh vật phù du trong phần lớn thủy vực nghèo nàn, hàng năm lại thường xuyên bị ngập lụt, nên việc tổ chức nuôi thủy sản với quy mô lớn trên các hồ chứa ựòi hỏi phải có sự tắnh toán, ựầu tư

xây dựng công trình bảo vệ chống thất thoát cá trong mùa mưa lũ.

(1) Quảng Ngãi có 5 huyện ven biển và 1 huyện ựảo (Lý Sơn) với dân số chiếm 68% toàn tỉnh, trong ựó gồm có 22 xã ven biển, 3 xã hải ựảo (Cục Thống kê Quảng Ngãi: Niên giám thống kê Quảng Ngãi năm 2005, Nxb Thống kê).

(2) Hải lý: ựơn vịựo khoảng cách trên biển, 1 hải lý = 1,852km.

(3) Bộ Thủy sản: Nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996, tr. 100.

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 4 pdf (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)