Các loại chi phí chủ yếu phát sinh trong quá trình hoạt động của 1 NHTM bao gồm: Chi phí trả lãi, chi phí ngoài lãi.
Chi phí trả lãi: là chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động và đi vay của ngân hàng (trả lãi các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền vay, phát hành giấy tờ có giá, chi thuê tài chính, CP hoạt động tín dụng khác...). Khoản chi phí này thường chiếm tỷ trọng hơn 50% trong tổng chi phí của ngân hàng. Mức lãi suất chi trả thường phụ thuộc vào sự biến động của lãi suất thị trường, và các yếu tố khác như: tâm lý của khách hàng, quy định của NHNN, tăng trưởng kinh tế.
Chi phí ngoài lãi là các khoản chi phí phát sinh từ các hoạt động sau:
- Hoạt động dịch vụ: chi cho hoạt động dịch vụ thanh toán, chi cước phí bưu điện, chi về hoạt động ngân quỹ, chi hoa hồng, môi giới, các đại lý.
- Hoạt động kinh doanh ngoại hối: chi cho các hoạt động mua bán ngoại tệ, các công cụ phái sinh tiền tệ,.
- Chi về hoạt động kinh doanh chứng khoán
- Chi hoạt động: các chi phí quản lý, chi lương, chi khấu hao TSCĐ, chi mua bảo hiểm tiền gửi, chi thuê địa điểm, mua sắm công cụ lao động, quảng cáo, khuyến mại.
Khái quát lại: chi phí hoạt động là những chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động liên tục của ngân hàng. về mặt lý thuyết, ngân hàng có thể tăng thu nhập ròng từ các hoạt động, giảm chi phí hoạt động hoặc điều hành để tốc độ tăng thu nhập ròng lớn hơn tốc độ tăng chi phí sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Xu hướng tăng dần tỷ trọng của các chi phí quản lý đã khiến các NHTM ngày càng chú trọng đến quản lý chi phí này. Trong các nghiên cứu định lượng, hiệu quả quản trị chi phí thường được đo lường thông qua tỷ số: chi phí hoạt động/tổng tài sản hoặc chi phí hoạt động/thu nhập. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy ảnh hưởng tích cực rõ ràng của biến hiệu quả quản trị chi phí lên KNSL của ngân hàng chẳng hạn các nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007), Alexio và Sofoklis (2009) và Trujilo- Ponce (2012) cho thấy NHTM làm tốt việc quản trị chi phí
càng hiệu quả, tức các tỷ số trên càng giảm thì sẽ có khả năng sinh lời càng cao. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại có kết quả của nghiên cứu ngược lại như Athanasoglou và cộng sự (2008); Goddard và cộng sự (2009) lại bảo vệ lý thuyết tiền lương hiệu quả cho rằng năng suất lao động theo mức tăng của tiền lương, các tác giả trên tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa hiệu quả quản trị chi phí và khả năng sinh lời của ngân hàng.
Tóm tắt chương 1:
Trong chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận, nêu các hoạt động kinh doanh của NHTM để tạo ra lợi nhuận và các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến KNSL của NHTM. Ba chỉ tiêu ROA, ROE và NIM đại diện phản ánh TSSL của NHTM . Yếu tố đặc trưng NHTM bao gồm: Quy mô tài sản, quy mô VCSH, quy mô tiền gửi, quy mô dư nợ, hiệu quả quản trị chi phí. Toàn bộ nội dung của chương 1 được làm cơ sở để phân tích chi tiết “thực trạng khả năng sinh lời tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex” ở chương 2
Chương 2
THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX