Kết quả hồi quy với mức ý nghĩa 10% đã cho các kết quả:
ROA = 0.066407 - 0.005066*X1 - 0.067120*X2 - 0.016306*X3 ROE = 0.660922 - 0.052857*X1 - 0.669929*X2
NIM = 0.075182 - 0.006652*X1 - 0.027204*X3 + 0.029871*X4 + 1.017917*X5 Cả năm biến độc lập gồm quy mô tổng TS, quy mô VCSH, quy mô tiền gửi khách hàng, quy mô dư nợ khách hàng và hiệu quả quản trị CP đều có tác động đến KNSL tại
PG Bank. R2 hiệu chỉnh của mô hình ROE đạt giá trị cao nhất so với ba mô hình nghiên cứu.
Quy mô tổng TS (X1): có hệ số hồi quy mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở
mô hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA, ROE, NIM. Trái với kỳ vọng ban đầu với giả thiết nghiên cứu H1: Quy mô tổng TS ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL của PG Bank (+) thì quy mô tổng TS lại có ảnh hưởng ngược chiều đến KNSL của ngân hàng. Điều này là do tăng trưởng tổng TS của PG Bank có một phần không nhỏ là đi vay các TCTD khác, đặc biệt là đến Quý IV năm 2013, tiền gửi và đi vay các TCTD khác chiếm 34.42% tổng nợ phải trả của ngân hàng. Nguồn vốn đi vay này phải trả với chi phí trả lãi cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động từ dân cư và các TCKT (gọi chung là khách hàng), cụ thể LNST năm 2013 đạt thấp nhất trong cả giai đoạn 2010-2018 chỉ đạt 38 tỷ đồng.
Quy mô VCSH (X2): có hệ số hồi quy mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mô
hình hồi quy với biến phụ thuộc ROA, ROE nhưng không có ý nghĩa thống kê với mô hình hồi quy có biến phụ thuộc NIM. Kết quả này cũng trái với kỳ vọng ban đầu với giả thiết nghiên cứu H2: Quy mô VCSH ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng (+). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Hồ Thị Hồng Minh - Nguyễn Thị Cành (2015). Tỷ lệ VCSH/Tổng TS càng cao thì tỷ lệ sinh lời của ngân hàng càng giảm. Điều này có thế giải thích cho việc có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, ngân hàng có tỷ lệ VCSH càng cao tuy an toàn hơn nhưng lợi nhuận của ngân hàng lại giảm.
Quy mô tiền gửi khách hàng (X3): có hệ số hồi quy mang dấu âm, có ý nghĩa
thống kê với mô hình có biến phụ thuộc ROA và NIM, không có ý nghĩa thống kê với mô hình có biến phụ thuộc ROE. Kết quả này cũng trái với kỳ vọng ban đầu với giả thiết nghiên cứu H3: Quy mô tiền gửi khách hàng ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng (+). Điều này là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn của PG Bank thường ở mức cao so với mặt bằng chung toàn ngành. Không những thế, PG Bank còn có cơ chế trình phê duyệt cộng lãi suất đối với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn, khách hàng thân thiết.. .hoặc cơ chế đồng ý để các chi nhánh trình tăng lãi suất đối
với những kỳ hạn nhất định nhằm duy trì nguồn tiền gửi có số dư lớn. Chính điều này khiến quy mô tiền gửi khách hàng tăng lại làm giảm KNSL của PG Bank.
Quy mô dư nợ cho vay (X4): có hệ số hồi quy mang dấu dương, có ý nghĩa thống
kê với mô hình có biến phụ thuộc NIM, không có ý nghĩa thống kê với mô hình có biến phụ thuộc ROA, ROE. Kết quả này tương đồng với kỳ vọng ban đầu với giả thiết nghiên cứu H4: Quy mô dư nợ cho vay ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL của ngân hàng (+).
Hiệu quả quản trị chi phí (X5): có hệ số hồi quy mang dấu dương, có ý nghĩa
thống kê với mô hình có biến phụ thuộc NIM, không có ý nghĩa thống kê với mô hình có biến phụ thuộc ROA, ROE. Kết quả này cũng trái với kỳ vọng ban đầu với giả thiết nghiên cứu H5: Hiệu quả quản trị CP ảnh hưởng ngược chiều đến KNSL của ngân hàng (-). CP hoạt động của PG Bank bao gồm chủ yếu là các chi phí: chi phí cho nhân viên, chi thuê TS và chi hoạt động quản lý của ngân hàng. Trong đó phần chi phí cho nhân viên trong những năm gần đây chiếm hơn 50% tổng chi phí hoạt động. Thực tế nhân sự tại PG Bank đã có những xáo trộn mạnh từ khi ngân hàng có đề xuất sáp nhập với Vietinbank hay HD Bank, số lượng nhân sự nghỉ việc rất nhiều mà chủ yếu là các nhân sự có kinh nghiệm, nhân sự chủ chốt.
Kết luận: sau khi phân tích định lượng 5 nhân tố nội tại cho thấy cả 5 nhân tố này đều tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Hai nhân tố tác động tích cực, tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của PG Bank là quy mô dư nợ cho vay và hiệu quả quản trị chi phí, đây là hai nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Các nhân tố còn lại có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Đây là cơ sở để PG Bank đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của mình để nâng cao khả năng sinh lời trong thời gian tới.
Tóm tắt chương 2:
Tại chương 2, tác giả đã phân tích về thực trạng hoạt động kinh doanh tại PG Bank, biến động về KNSL của ngân hàng thông qua các chỉ số ROA, ROE, NIM giai
đoạn 2010-2018. Đồng thời, tác giả đã đưa ra mô hình phân tích định lượng để xác định các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến KNSL của ngân hàng. Ket quả nghiên cứu đã nêu ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến KNSL của ngân hàng gồm: Quy mô TS, quy mô VCSH, quy mô tiền gửi khách hàng, quy mô dư nợ cho vay và hiệu quả quản trị chi phí. Trong đó, quy mô tổng TS, quy mô VCSH, quy mô tiền gửi khách hàng có tác động ngược chiều với KNSL của ngân hàng. Quy mô dư nợ và hiệu quả quản trị chi phí có tác động cùng chiều với KNSL của ngân hàng. Với các kết quả nghiên cứu đã được trình bày tại chương 2, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế các nhân tố tiêu cực nhằm nâng cao KNSL tại NH TMCP Xăng Dầu Petrolimex trong tương lai.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX