Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu 0777 nghiên cứu các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM CP xăng dầu petrolimex luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 38)

NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex với tên gọi ban đầu là NHTM cổ phần Nông thôn Đồng Tháp Mười được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0045/NH-GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp với thời gian hoạt động là 20 năm.

Tháng 7/2005, PG Bank được hai cổ đông lớn tham gia góp vốn là Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Hai cổ đông lớn đã có những cam kết mạnh mẽ hỗ trợ PG bank trong hoạt động kinh doanh.

Tháng 1/2007, NHNN Việt Nam đồng ý cho PG Bank chuyển đổi mô hình hoạt động thành “Ngân hàng TMCP đô thị” theo quyết định số 125/QĐ-NHNN. Ngày 08/02/2007, theo Quyết định số 368/QĐ-NHNN của NHNN, PG Bank chính thức đổi từ tên từ NHTM Cổ Phần Nông thôn Đồng Tháp Mười thành “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex”

Tháng 10/2007, PG Bank tăng vốn điều lệ lên năm trăm tỷ đồng. Mặc dù vậy, PG Bank vẫn nằm trong nhóm những NH TMCP có vốn điều lệ nhỏ nhất vào lúc đó. Cũng trong năm 2007, PG Bank khai trương 3 chi nhánh lớn là CN Hà Nội - CN đầu tiên trên cả nước, CN Sài Gòn - CN đầu tiên ở phía Nam, CN Đà Nang - CN đầu tiên ở miền Trung. Tuy nhiên, ngay sau đó PG Bank đã phải chịu áp lực tăng vốn điều lệ do ngày 22/11/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 141/2006/NĐ-CP quy định các NH TMCP phải tăng vốn pháp định lên mức tối thiểu là 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2008 và 3.000 tỷ đồng cuối năm 2010.

Năm 2008, PG Bank tăng vốn điều lệ thành công lên một nghìn tỷ đồng. Ba cổ đông lớn lúc đó là Petrolimex nắm giữ 40% vốn điều lệ, CTCP Xây lắp III Petrolimex (công ty con của Tập đoàn Xăng dầu Petrolimex) 6,24% và CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) 9,98%. Với Petrolimex là DNNN, PG Bank là NH TMCP có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước cao nhất, không kể 5 NH TMCP Nhà nước. Cũng trong năm 2008, PG Bank chuyển đổi thành công sang sử dụng phần mềm i-Flex (FLEXCUBE) Core Banking, được cấp phép thực hiện hoạt động thanh toán và giao dịch ngoại hối trên thị trường quốc tế.

Năm 2009, PG Bank ra mắt sản phẩm thẻ Flexicard (sản phẩm được sự hỗ trợ của Petrolimex ). Đây là thẻ tích hợp tính năng thanh toán và chi trả tiền xăng dầu đầu tiên tại các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex và cũng là sản phẩm chi trả xăng dầu đầu tiên trên thị trường Việt Nam. Trong năm 2009 còn có những sự kiện nổi bật:

- NHNN cấp phép cho PG Bank thực hiện giao dịch phái sinh hàng hóa.

- NHNN chấp thuận cho PG Bank chuyển Hội sở chính từ Đồng Tháp ra Hà Nội Năm 2010, PG Bank tăng vốn điều lệ lên hai nghìn tỷ đồng

Năm 2011, PG Bank khai trương trụ sở mới tại tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, Hà Nội. Đây là trụ sở thuộc quyền sở hữu của PG Bank với 3 tầng 16,23,24 là nơi làm việc của hơn 500 cán bộ hội sở với trang thiết bị hiện đại, hệ thống phòng họp trực tuyến kết nối toàn hệ thống...

Năm 2012, cổ đông lớn là CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) thoái vốn toàn bộ tại PG Bank. Tháng 8/2012, PG Bank tăng vốn điều lệ lên ba nghìn tỷ đồng. Trong năm, PG Bank ra mắt dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Banking đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Năm 2013, PG Bank triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh Flexipay - chuyển tiền nhanh tại các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex và sản phẩm thẻ Visa Credit. Tháng 12/2013, PG Bank được gia hạn cấp phép hoạt động lên 99 năm kể từ 13/11/1993 theo Quyết định số 3601/QĐ-NHNN ngày 30/12/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Năm 2014, với tỷ lệ nợ xấu cao, PG Bank không thể duy trì hiện trạng. Các cổ đông hiện hữu không thể tăng thêm vốn điều lệ của ngân hàng. Ngược lại, Tập đoàn Xăng dầu Petrolimex cũng chịu áp lực phải thoái vốn từ phía Chính phủ. Vì vậy, PG Bank phải tìm phương án sáp nhập với NHTM lớn hơn.

Vào tháng 4/2015, Đại hội cổ đông thường niên của PG Bank chính thức công bố thông tin NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) nhận sáp nhập PG Bank. Tuy nhiên, quá trình sáp nhập đã không thành công do rất nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân lớn nhất là do cả hai bên đã không thỏa thuận được tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu. Trong những năm 2015, 2016, 2017 hoạt động của PGBank khá cầm chừng do quá trình sáp nhập kéo dài, ảnh hưởng đến vấn đề nhân sự, PG Bank không được đầu tư mở rộng hệ thống, đầu tư công nghệ thông tin, không được mở rộng cho vay mà phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng các khoản vay.

Năm 2017, PG Bank đề xuất chấm dứt quá trình sáp nhập với Vietinbank bằng việc gửi công văn số 247/2017/CV-PGB và được Đại hội đồng cổ đông của Vietinbank năm 2018 phê duyệt đề xuất này.

Năm Nguồn vốn huy động Tốc độ tăn g Năm Nguồn vốn huy động Tốc độ tăn g 2009 ________ 8,911 2014 0 22,05 % 3.43 2010 13,93 4 % 56.36 2015 0 20,98 -4.85%

Tháng 4/2018, đại hội cổ đông bất thường của PG Bank thông qua đề án sáp nhập PG Bank với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà Thành Phố Hồ Chí Minh (HDBank). Tháng 9/2018, NHNN ra công văn số 6785/NHNN-TTGSNH ngày 07/09/2018 V/v chấp thuận nguyên tắc việc PG Bank sáp nhập vào HD Bank. Tuy nhiên cho đến nay, thương vụ sáp nhập giữa HDBank và PGBank vẫn chưa hoàn thành.

Tính đến ngày 31/12/2018 PG Bank có vốn điều lệ là 3.723 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 29.935 tỷ đồng với 80 CN và PGD hoạt động tại 15 tỉnh thành trên cả nước. Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là trọng điểm của PG Bank tính theo số lượng CN và PGD và tỷ trọng đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng. Cấu trúc của PG Bank bao gồm các Khối, Phòng, Trung Tâm trực thuộc Hội sở và mạng lưới các CN.

Một phần của tài liệu 0777 nghiên cứu các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM CP xăng dầu petrolimex luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w