Kể từ năm 2015, cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ của PG Bank hầu như không được đầu tư nâng cấp, thay mới do luôn trong tình trạng chờ sáp nhập. Điều này khiến tính năng sản phẩm, hình ảnh cơ sở hạ tầng của PG Bank bị tụt hậu, xuống cấp so với các ngân hàng TMCP khác với khoảng cách ngày càng lớn. PG Bank cần tăng nguồn ngân sách nhất định hàng năm chi cho nâng cấp cơ sở vật chất, đồng bộ hình ảnh nhận diện của ngân hàng trên toàn hệ thống. Hiện nay, một số PGD của PG Bank vẫn có nhận diện thương hiệu kiểu cũ, nhiều PGD xuống cấp trầm trọng, có diện tích nhỏ, chật chội rất bất
tiện cho khách hàng. Các máy ATM, cabin ATM đã xuống cấp trầm trọng, trong tình trạng cũ và bẩn, hay hỏng hóc và không được sửa chữa kịp thời gây mất thiện cảm cho khách hàng. PG Bank cần triệt để cải tạo hình ảnh để tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
PG Bank hiện đang sử dụng phần mềm Flexcube, phần mềm này hiện đang được các NH TMCP Sài Gòn (SCB), NHTM CP Liên Việt (LienVietPostbank) sử dụng. Flexcube hoàn toàn có thể đáp ứng hoạt động của ngân hàng với tính bảo mật thông tin cao, hệ thống báo cáo thuận tiện, dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, do nhiều lý do mà hiện nay các sản phẩm sử dụng công nghệ của PG Bank còn rất hạn chế, PG Bank hiện mới chỉ có ứng dụng Internet Banking cho khách hàng sử dụng mà chưa triển khai ứng dụng ngân hàng trên điện thoại. PG Bank nên sớm trển khai ứng dụng ngân hàng trên điện thoại để khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời PG Bank cũng cần nghiên cứu các tính năng kết nối thanh toán được nhiều hơn trên Internet Banking, hiện nay PG Bank chưa có liên kết thanh toán tiền điện, nước... trong khi các dịch vụ cơ bản này đã được các ngân hàng khác triển khai cách đây hơn 5 năm, các ngân hàng khác đã tiến tới các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng hơn của khách hàng như tiện ích đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, đặt vé tàu. PG Bank cần tập trung đầu tư vào nâng cấp công nghệ để bắt kịp xu thế phát triển ngân hàng điện tử của các ngân hàng cạnh tranh trong nước.