C. NHOM CAC NƯƠC KINH TẼ ĐANG CHUYỂN ĐÔI 1 RussiaNhỏ
1.2.2. Đặc điểm, vai trò của DNN
DNNVV bên cạnh việc mang các đặc trưng vốn có của doanh nghiệp, thì nó cịn những đặc điểm riêng biệt. Qua đó người ta có thể phân biệt giữa DNNVV với các loại hình doanh nghiệp khác. Cụ thể các DNNVV có các đặc điểm chủ yếu sau:
i) Ưu thế của các DNNVV
- DNNVV có quy mơ hoạt động nhỏ, có thể hoạt động đa dạng ở nhiều ngành nghề kinh tế, do đó sức lan toả của các DNNVV là rất lớn. Mặt khác, nó có thể
25
thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo số liệu ước tính của Bộ kế hoạch và Đầu tư (năm 2007) thì khu vực DNNVV chiếm 33% tổng giá trị sản lượng cơng nghiệp, 68% tổng lượng hàng hố vận chuyển, 80% tổng mức bán lẻ...
- DNNVV có vốn đầu tư ban đầu ít, nguồn vốn kinh doanh và mở rộng sản xuất bị hạn chế, nhưng hiệu quả kinh tế cao, khả năng thu hồi và quay vịng nhanh,
có sức thu hút nhiều thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực này.
- Là loại hình doanh nghiệp có sự năng động lớn trước những thay đổi của thị trường. Mặt khác, nó có thể chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh, tăng giảm lao động, chuyển địa điểm dễ dàng. Nhưng tính ổn định của DNNVV là khơng cao.
- Là loại hình doanh nghiệp phân bổ khắp nơi nên có thể khai thác và tận dụng mọi nguồn lực, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ, đáp ứng các phân khúc thị trường “hẹp và khó vào”.
ii) Hạn chế của Doanh nghiệp nhỏ và vừa: - Hạn chế về nguồn vốn
Đây là khó khăn lớn nhất đối với các DNNVV hiện nay. Một trong những biện pháp huy động vốn đơn giản là tăng vốn chủ sở hữu bằng việc phát hành cổ phiếu.Tuy nhiên việc tăng nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu ở DNNVV cũng gặp khơng ít khó khăn, do ở Việt Nam thị trường tài chính chưa phát triển ổn định và hoàn thiện và bản thân các doanh nghiệp cũng chưa đủ thương hiệu để tự huy động vốn từ kênh thị trường chứng khốn. Chính vì thế nguồn vốn vay từ ngân hàng có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.
Có thể nói hầu hết các dịch vụ Ngân hàng (huy động vốn, dịch vụ cho vay, đầu tư, thanh tốn, bảo lãnh, cho th tài chính, tư vấn, quản lý tài sản) ... đã đến với cộng đồng các Doanh nghiệp. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay của các DNNVV là khi tiếp cận vốn Ngân hàng còn gặp rất nhiều rào cản. Điều này càng tạo ra tình thế khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của Doanh nghiệp. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng DNNVV gặp khó khăn về chính sách tín dụng đó chính là tài sản đảm bảo. Nhiều Doanh nghiệp, nhất là các công ty TNHH, tài sản
26
pháp nhân và tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên Ngân hàng rất khó thẩm định, đánh giá về năng lực thực sự của khách hàng.Bên cạnh đó hệ thống sổ sách kế tốn, nội dung và phương pháp hạch toán kế tốn của Doanh nghiệp thường khơng đầy đủ, chính xác và thiếu minh bạch, năng lực tài chính nội tại của Doanh nghiệp yếu, các hệ số tài chính khơng đảm bảo theo yêu cầu của Ngân hàng, không xác định rõ ràng được dòng tiền lưu chuyển bởi vậy khơng tính tốn được đúng khả năng trả nợ trong tương lai. Một số lớn các DNNVV lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư cịn mang nặng tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạo Doanh nghiệp, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần tuý. Nội dung của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đôi khi được thiết lập sơ sài, bởi vậy thiếu thuyết phục Ngân hàng khi xem xét thẩm định cho vay.
Chính vì vậy khi thẩm định các cán bộ thẩm định cần đặc biệt quan tâm đến việc thẩm định bảng cân đối kế tốn, báo cáo tài chính của doanh nghiệp và tài sản đảm bảo cua doanh nghiệp cần vay vốn.
- Hạn chế về công nghệ
Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị của DNNVV còn chậm, chưa đồng bộ và chưa theo một hướng phát triển rõ rệt. Phần lớn các công nghệ mà DNNVV đang sử dụng hầu hết là những công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ và chủ yếu là nhập khẩu. Điều này dẫn đến tình trạng sản phẩm làm ra khơng thể đáp ứng được mẫu mã, chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đây cũng là vấn đề khó khăn cho cán bộ thẩm định khi thẩm định về thị truờng tiêu thụ của sản phẩm cũng như công nghệ kĩ thuật của dự án. Vì thế khi thẩm định các cán bộ thẩm định cũng cần phải xem xét kĩ lưỡng về mặt cơng nghệ dự án từ đó xác định tính khả thi của dự án cũng như quyết định cho vay.
- Hạn chế về năng lực cạnh tranh và tiếp cận thị trường
Gia nhập WTO, DNNVV chính là lực lượng tiên phong được hưởng lợi.Tuy nhiên DNNVV còn non trẻ nên cũng gặp phải rất nhiều khó khăn khi ra nhập thị trường. Bên cạnh đó khi nói đến DNNVV là nói đến doanh nghiệp ngồi quốc
27
doanh, các doanh nghiệp này chủ yếu gồm các loại hình cơng ty tư nhân, công ty TNHH, cơng ty cổ phần, cơng ty có quy mơ nhỏ, phân tán và khả năng liên kết với nhau kém. Do đó, việc tiếp cận thị trường cũng gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó việc các DNNVV thiếu cập nhật thông tin, tiếp cận thị trường, sản xuất kinh doanh chưa ổn định nên cán bộ Ngân hàng sẽ gặp vướng mắc trong vấn đề thẩm định doanh thu của dự án. Có thể phương án các doanh nghiệp đưa ra là thích hợp tuy nhiên nếu trong quá trình hoạt động có những phát sinh ngoài ý muốn ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp thì nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, khi thẩm định về doanh thu và hiệu quả tài chính của dự án cán bộ thẩm định có thể dùng phương pháp phân tích độ nhạy dự án đầu tư từ đó thấy được sự thay đổi của các yếu tố như chi phí doanh thu ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả dự án đầu tư và dự án đó có đảm bảo được hiệu quả khi các yếu tố thay đổi.
- Hạn chế về quản lí: Đội ngũ các chủ DNNVV chưa được đào tạo đầy đủ. Gần 50% số chủ doanh nghiệp thuộc khu vực ngồi quốc doanh khơng có bằng cấp chun mơn và chỉ có trên 31% chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bằng cao đẳng trở lên. Chủ doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và các mối quan hệ thân quen.. Số và chất lượng các nhà khởi sự doanh nghiệp dám nghĩ dám làm, chấp nhận rủi ro, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh từ những nguồn vốn hạn hẹp, nhỏ bé có ảnh hưởng lớn đến phương hướng, tốc độ phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Thực tế ở Việt Nam các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu những kiến thức cơ bản về thị trường và chưa được hỗ trợ những thông tin cần thiết. Do đó trong q trình hoạt động có nhiều sơ xuất về vấn đề quản lí dẫn đến tình trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp chưa minh bạch. Chính điều này đã ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án vay vốn của các DNNVV vì tài chính khơng minh bạch thì khơng thể cho kết quả thẩm định chính xác.
28
1.3. C
hất lượng thẩm định dự án vay vốn 1.3.1. Khái niệm
Chất lượng là một khái niệm quen thuộc hàng ngày với mọi người, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gay nhiều tranh cãi, bởi tùy theo đối tượng sử dụng mà khái niệm “chất lượng” có ý nghĩa khác nhau.
Theo Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) “chất lượng” được định nghĩa:
“Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”.
Chất lương thẩm định tài chính dự án là mức độ chuẩn xác của các kết quả thẩm định tài chính dự án trên cơ sở các nguồn thông tin đáng tin cậy, các giả định có căn cứ thuyết phục với việc áp dụng các phương pháp thẩm định, quy trình thẩm định, nội dung thẩm dịnh có phù hợp trong điều kiện thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất.
Chất lượng thẩm định tài chính dự án cịn là sự phù hợp giữa các kết quả tính tốn khi thẩm định với các kết quả thực tế đạt được sau đầu tư dự án. Chính các yếu tố này sẽ tạo nên một kết quả có tính khoa học và thực tiễn cho dù đứng dưới góc độ khác nhau nhưng những người thẩm định có những kết luận tương tự nhau về mặt hiệu quả tài chính.