C. NHOM CAC NƯƠC KINH TẼ ĐANG CHUYỂN ĐÔI 1 RussiaNhỏ
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 1.Hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế
+ Công tác thẩm định dự án vay vốn cịn chưa mang tính chủ động. Đây được xem là điểm yếu chung của các NHTM quốc doanh, vốn đã xây dựng được mạng lưới khách hàng rất lớn nhờ lịch sử hoạt động lâu năm, uy tín của ngân hàng, độ phủ rộng khắp của mạng lưới và chi phí lãi vay thường thấp hơn so với các NHTM Cổ phần. Tâm lý “chờ khách hàng tự tìm đến” thay vì chủ động tìm kiếm, tiếp thị khách hàng vẫn cịn khá phổ biến ở Chi nhánh, nhất là trong cơng tác tín dụng. Đặt trong bối cảnh thị trường tài chính có sự cạnh tranh hết sức gay gắt như hiện nay, tâm lý này khiến Chi nhánh tự đánh mất cơ hội tiếp cận các dự án tốt, khả thi, hiệu quả. Điều này thể hiện ở số lượng khách hàng vừa và nhỏ của Chi nhánh có quan hệ vay vốn hầu như tăng rất chậm qua các năm, sự tăng trưởng tín dụng hầu như là nhờ sự tăng trưởng dư nợ bình quân của mỗi khách hàng.
+ Công tác tổ chức thẩm định dự án vẫn cịn có sự bất cập: Hiện tại, tất cả các dự án vay vốn tại Chi nhánh đều phải được thẩm định lại qua bộ phận QLRR bất kể quy mô vốn đầu tư và mức độ phức tạp của dự án. Một mặt, quy trình thẩm định qua nhiều cấp sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro nhờ việc thẩm định qua nhiều góc độ, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, chính việc thẩm định qua nhiều cấp có thể dẫn tới tâm lý trơng chờ, ỷ lại của bộ phận sau khi tin tưởng vào chất lượng thẩm định của bộ phận trước đó, dẫn tới việc thẩm định sơ sài, thiếu ý kiến phản biện cần thiết. Mặt khác, việc có nhiều bộ phận cùng tiến hành thẩm định khiến cho việc thẩm định bị chồng chéo, không tách bạch về trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cho ngân hàng.
+ Thời gian thẩm định kéo dài và hồ sơ thủ tục ngân hàng yêu cầu phức tạp và phiền hà. Tuy không phải là ý kiến của phần đông khách hàng, song kết quả của cuộc khảo sát từ khách hàng về chất lượng và thái độ phục vụ của ngân hàng cho thấy, có một số khách hàng phàn nàn về việc thời gian thẩm định kéo dài khiến họ
80
bị hụt mất cơ hội đầu tư và hồ sơ thủ tục của ngân hàng còn quá phức tạp. Điều này chủ yếu xảy ra với các DN quy mơ nhỏ, có dự án đầu tư đơn giản (đầu tư mua xe ô tô, phương tiện vận tải...). Đây là hệ quả tất yếu của công tác tổ chức thẩm định qua nhiều bước của Chi nhánh và do việc khai thác thông tin từ khách hàng bị hạn chế.
+ về các nội dung thẩm định: Mặc dù đã đảm bảo về việc thẩm định đầy đủ các khía cạnh của dự án. Song các nội dung thẩm định ở một số dự án cịn chưa đạt u cầu, cụ thể ở một số khía cạnh như:
- Thẩm định phương diện kỹ thuật, công nghệ của một số dự án chủ yếu dựa vào các thơng tin khách hàng cung cấp, chưa có sự so sánh với trình độ cơng nghệ trung bình.
- Thẩm định khía cạnh thị trường của một số dự án cịn mang tính chủ quan, chưa có một phương pháp phân tích khoa học, tồn diện. Việc phân tích đánh giá thị trường hiện tại và trong tương lai cịn mang tính định tính, thiếu số liệu
để định lượng rõ ràng. Việc nắm bắt các thông tin về biến động thị trường giá cả hàng hóa cịn hạn chế
- Thẩm định khía cạnh hiệu quả tài chính: Đây là nội dung mà ngân hàng khá coi trọng và được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, ở một số dự án, việc tính tốn sản lượng, cơng suất hoạt động, giá thành để xác định doanh thu, chi phí hàng năm từ dự án cịn thiếu chính xác, chưa đánh giá được mức độ ổn định của các chi phí đầu vào, giá cả đầu ra trước những biến động của các yếu tố như lạm phát, chính sách điều tiết vĩ mơ của Nhà nước. Việc tính tốn hiệu quả tài chính của dự án ở một số dự án mới chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu cơ bản như : NPV, IRR, thời gian hồn vốn ( T ), điểm hịa vốn, các chỉ tiêu khác còn chưa được xem xét kỹ lưỡng.
- Khía cạnh hiệu quả xã hội: Do mục tiêu hàng đầu của ngân hàng khi cho vay là thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn, nên việc thẩm định khía cạnh hiệu quả xã hội mà dự án mang lại còn chưa được quan tâm.
+ Về phương pháp thẩm định: Mặc dù các cán bộ thẩm định đã sử dụng khá đa dạng các phương pháp thẩm định phù hợp với từng nội dung thẩm định như:
81
phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp độ nhạy, phương pháp dự báo, phương pháp triệt tiêu rủi ro. Song việc áp dụng các phương pháp còn hạn chế, chưa khai thác hết sự tối ưu của từng phương pháp: Chẳng hạn, khi sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, số lượng các biến ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính dự án mà cán bộ thẩm định đưa ra chưa nhiều và các biến này chỉ được xem xét trong tình huống riêng rẽ khơng có sự liên kết tác động đồng thời. Việc lựa chọn xác suất xảy ra đối với từng biến cố xấu nhất để từ đó tổng hợp ra kết quả phân tích hiệu quả dự án hoặc xem xét sự tác động của đồng thời các biến trong khoảng thay đổi liên tục từ đó đưa ra xác suất thành cơng của dự án là điều mà người đưa ra quyết định cho vay thường quan tâm nhất