Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư:

Một phần của tài liệu 0841 nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam tây hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 79)

C. NHOM CAC NƯƠC KINH TẼ ĐANG CHUYỂN ĐÔI 1 RussiaNhỏ

2.2.3.2. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư:

+ Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án: Một dự án đầu tư mà không đảm bảo hoặc đảm bảo khơng đầy đủ về khía cạnh pháp lý thì khi đưa vào thực hiện sẽ vướng mắc về thời gian, thủ tục giải quyết. Do vậy, đây là nội dung cần quan tâm đầu tiên khi thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định khía cạnh pháp lý cần xem xét ở một số nội dung:

- Thứ nhất, dự án có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng không?

- Thứ hai, chủ đầu tư có đủ tư cách pháp nhân và năng lực để thực hiện dự án hay không?

59

- Thứ ba, dự án đầu tư có phù hợp với các văn bản pháp quy của nhà nước, các quy định, chế độ khuyến khích ưu đãi khơng?

+ Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư: Đánh giá khái quát thị trường mà dự án hướng đến.

Đối với nội dung này, trong quá trình thẩm định, BIDV Tây Hà Nội thường sử dụng 2 phương pháp là: phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh, đối chiếu.

- Phương pháp thẩm định theo trình tự: Cán bộ thẩm định thẩm định trình tự từ việc đánh giá tính phù hợp của quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng, chính sách, chủ trương phát triển ... sau đó mới đi vào đánh giá về thị trường dự kiến của dự án.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu với văn bản, quy định của pháp luật, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng để đánh giá tính phù hợp của dự án.

Minh hoạ thẩm định dự án: “Dự án đầu tư cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng”

của Công ty CP Xây lắp Thành An tại Chi nhánh Tây Hà Nội * Định hướng phát triển và ưu đãi của địa phương:

Căn cứ quyết định số 1226/QĐ - TTg ngày 22/07/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020; Theo đó, định hướng phát triển các ngành cơng nghiệp của tỉnh Hà Nam sẽ tập trung vào Công nghiệp vật liệu xây dựng, cụ thể:

+ Giai đoạn 2011 - 2015 vẫn tiếp tiếp tục xác định Công nghiệp vật liệu xây dựng là trọng tâm, sản xuất xi măng là chủ lực; đầu tư đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm: xi măng, gạch, đá xây dựng, sản phẩm từ bê tông, vật liệu lợp.theo hướng đầu tư chiều sâu, đổi mới và nâng cấp công nghệ tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm mơi trường.

+Tốc độ tăng trưởng bình qn (giá trị sản xuất công nghiệp) giai đoạn 2011- 2015: là 21,1%/năm; giai đoạn 2016- 2020: là 8,8 %/năm; giai đoạn 2021- 2030: là 5,8%/năm.

60

+Đến năm 2015: Sản lượng Xi măng đạt 8 ÷ 10 triệu tấn; Đá xây dựng đạt 9,5 triệu m3; Gạch các loại phấn đấu đạt từ 560-700 triệu viên (trong đó: Gạch tuynel: 360 - 400 triệu viên; Gạch không nung 200 - 300 triệu viên).

+Đến năm 2020, sản lượng Xi măng đạt 10 triệu tấn; giữ ổn định sản lượng khai thác đá, chú trọng cải tiến công nghệ, bảo vệ môi trường; sản phẩm gạch đạt 1.000 triệu viên (Gạch tuynel: 600 triệu, gạch không nung 400 triệu viên); gạch ốp lát các loại đạt 3 triệu m2; sản phẩm hậu xi măng, bê tơng thương phẩm đạt 500 nghìn m3.

Như vậy, dự án xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại Hà Nam là phù hơp với chủ trương, chính sách và quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Hà Nam.

* Thị trường khai thác và triển vọng của thị trường:

Cũng trong quy hoạch trên, tỉnh Hà Nam rất quan tâm tới phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó, có phát triển hệ thống giao thông: củng cố nâng cấp các tuyến giao thơng đã có, kết hợp với việc xây dựng mới một số tuyến đường liên tỉnh, đường tỉnh, đường đô thị.

+ Đối với các đường quốc lộ: Phối hợp với Bộ Giao thơng vận tải hồn thành xây dựng tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, nâng cấp tuyến quốc lộ 1A, 21A, 21B, 38 đoạn đi qua tỉnh Hà Nam; xây dựng tuyến đường và cầu vượt sông Hồng nối đường cao tốc Bắc Nam với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (điểm đầu Hà Nam - điểm cuối Hưng Yên); xây dựng đường 499 và cầu vượt sông Hồng nối đường cao tốc Bắc Nam với quốc lộ 39 thuộc địa phận Thái Bình; nâng cấp tuyến đường nối ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình thành quốc lộ.

+ Ve các tuyến đường tỉnh: Nhựa hóa, bê tơng hóa 100% mặt đường; nâng cấp toàn bộ chiều dài đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, các cầu trên tuyến phù hợp với cấp đường; nâng cấp các tuyến đường trong khu đơ thị cũ, hồn thành đường nội thị các khu đô thị mới theo quy hoạch; xây dựng một số tuyến trục chính đơ thị: đại lộ Đồng Văn - Phủ Lý và cầu vượt sơng Châu.

61

tồn bộ đường liên xã, đường xã đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A hoặc loại B.

Như vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án là rất triển vọng.

Cán bộ thẩm định dựa trên hồ sơ dự án và tìm hiểu sơ bộ về tình hình kinh tế của Hà Nam để kết luận: Dự án ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường vật liệu xây dựng tại Hà Nam còn bỏ ngỏ, phù hợp với quy hoạch phát triển chung và quy hoạch xây dựng của tỉnh Hà Nam, đóng góp vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của tỉnh. Khơng những vậy, dự án cịn góp phần tạo thêm cơng ăn việc làm cho lao động tại địa phương. Chính từ thực tế trên mà việc cơng ty xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng là hết sức cần thiết.

Đánh giá: Về cơ bản, Cán bộ thẩm định đã thực hiện thẩm định theo trình tự,

đi từ sự phù hợp của dự án với quy định, quy hoạch, đến việc đánh giá sơ bộ tiềm năng thị trường của dự án. Phương pháp so sánh và thẩm định trình tự được sử dụng hợp lý.

Một phần của tài liệu 0841 nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam tây hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w