Các nhân tố tác động đến việc tăng cường thuthuế nộiđịa qua hệ thống Ngân

Một phần của tài liệu 0521 Giải pháp tăng cường thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 42 - 47)

1.3. TĂNG CƯỜNG THUTHUẾ NỘIĐỊA QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

1.3.4. Các nhân tố tác động đến việc tăng cường thuthuế nộiđịa qua hệ thống Ngân

hiện nay.

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá việc tăng cường thu thuế nội địa qua hệ thống Ngânhàng thương mại hàng thương mại

1.3.3.1. Sự gia tăng về số lượng NHTM tham gia vào công tác thu thuế nội địa

qua hệ thống NHTM: Cụ thể đánh giá sự gia tăng về số lượng các hệ thống NHTM

tham gia công tác phối hợp thu thuế nội địa qua NHTM; về số lượng của các chi nhánh, phòng giao dịch triển khai việc thu thuế nội địa của các NHTM.

1.3.3.2. Sự gia tăng về số lượng đối tượng nộp thuế tham gia thu nộp thuế nội

địa qua hệ thống NHTM: Đánh giá sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp, tổ

chức kinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, cá nhân, hộ gia đình... tham gia vào việc nộp thuế qua NHTM (số tuyệt đối, số tương đối); số lượng các đối tượng tham gia vào các hình thức thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM.

1.3.3.3. Sự gia tăng về các hình thức thu thuế nội địa được triển khai tại các

NHTM: Đánh giá sự gia tăng, phát triển các hình thức thu thuế nội địa như thu bằng

tiền mặt hoặc chuyển khoản tại quầy, thu qua máy ATM, thu qua dịch vụ Internet banking, thu qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và thu qua dịch vụ ủy nhiệm thu không chờ chấp thuận tại các NH.

1.3.3.4. Sự gia tăng về quy mô giao dịch của công tác thu thuế nội địa qua hệ

thống NHTM: Cụ thể đánh giá sự gia tăng doanh thu thuế nội địa thu được (giá trị

giao dịch) qua NHTM; số lượng giao dịch thu thuế nội địa qua NHTM (số lượt chứng

từ/ số món); phần trăm (%) doanh thu thuế nội địa thu được qua NHTM so với tổng số thuế nội địa thu được.

1.3.4. Các nhân tố tác động đến việc tăng cường thu thuế nội địa qua hệthống thống

Ngân hàng thương mại

1.3.4.1. Nhân tố khách quan

(*) Các chính sách của Nhà nước, quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý liên quan

diện nào đó của Nhà nước. Nói cách khác chính sách của Nhà nước bao gồm các mục tiêu mà Nhà nước muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Tại nước ta, những chính sách, chủ trương của Nhà nước được cụ thể hóa thành những văn bản luật, nghị định, nghị quyết, thông tư, quyết định của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Công tác thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM xuất phát từ chính sách về: Cải cách thủ tục hành chính Nhà nước mà cụ thể là cải cách thủ tục hành chính Thuế và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Những chính sách này là tiền đề căn bản, là định hướng để các cơ quan của Nhà nước như Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, KBNN ban hành các dự án thực hiện thí điểm chương trình hiện đại hóa thu ngân sách nhà nước và sau này là các văn bản với những quy định chi tiết về cách thức thực hiện, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phối hợp thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM. Sự đồng bộ, nhất quán, không chồng chéo giữa các văn bản được ban hành trước và sau, cùng sự cụ thể, rõ ràng trong các quy định về trách nhiệm và sự phối hợp thu giữa ba cơ quan Thuế - KBNN - NHTM sẽ tạo thuận lợi cho những cơ quan này và cả người nộp thuế. Bên cạnh đó những chế tài chặt chẽ yêu cầu các trường hợp người nộp thuế phải thực hiện nộp qua NHTM hay những chế tài nghiêm khắc về xử phạt các lỗi vi phạm về nộp thuế, vi phạm quy trình phối hợp thu nộp thuế, truyền nhận thông tin và bảo mật thông tin người nộp thuế sẽ thúc đẩy người nộp thuế và các đơn vị có liên quan nghiêm túc thực thiện việc nộp thuế qua NHTM theo quy định. Ngoài ra những chính sách mới nhằm tuyên truyền, khuyến khích người nộp thuế tham gia nộp qua NHTM hoặc tăng cường sự phối hợp, kết nối với các NHTM, đơn vị cung cấp dịch vụ thuế điện tử cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường công tác thu thuế nội địa qua NHTM.

(*) Nhận thức của người nộp thuế

Người nộp thuế là đối tượng chính tham gia việc nộp thuế qua NHTM. Do vậy nhận thức người nộp thuế là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển của phương thức thu thuế qua hệ thống NHTM này.

hiện các giao dịch qua NH, đồng thời không có sự tự giác, chấp hành khi thực hiện nộp thuế qua NHTM sẽ gây cản trở cho việc triển khai công tác này. Các cơ quan chức năng có thể sử dụng các biện pháp hành chính để áp đặt người nộp thuế tham gia, nhưng điều này sẽ không tạo hiệu quả bởi sẽ gây tâm lý ức chế cho người nộp thuế, gia tăng gánh nặng nộp thuế.

1.3.4.2. Nhân tố chủ quan

(*) Sự phối hợp giữa NHTM, KBNN và cơ quan thuế

Công tác thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM cần có sự phối hợp thực hiện giữa các bên liên quan trực tiếp là cơ quan Thuế - KBNN và NHTM. Để thúc đẩy tăng cường công tác thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM thì sự phối hợp cần triển khai trên nhiều khía cạnh như: tuyên truyền, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết các khó khăn vướng mắc sai sót trong quá trình thu hay truyền nhận thông tin. KBNN có trách nhiệm chủ trì thống nhất với NHTM phương thức kết nối mạng truyền thông, phương thức trao đổi, đối chiếu thông tin dữ liệu về thu NSNN; nhận thông tin, dữ liệu điện tử về số đã thu tại các chi nhánh NHTM để hạch toán đầy đủ, kịp thời vào NSNN; truyền gửi đầy đủ, kịp thời thông tin về số đã thu NSNN cho cơ quan Thuế; chủ trì phối hợp với Tổng cục Thuế và các NHTM tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện nộp theo quy trình mo'i...C'on cơ quan thuế có trách nhiệm truyền và nhận dữ liệu danh mục dùng chung; cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về mã số thuế, tên người nộp thuế, mục lục NSNN, kỳ thuế, số thuế phải nộp của từng người nộp thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về danh mục dùng chung, danh mục người nộp thuế và số phải thu thuế tại Cổng thông tin điện tử của mình để kết nối, trao đổi thông tin với NHTM phục vụ thu NSNN; đồng thời, thường xuyên cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, dữ liệu về danh mục dùng chung, danh mục người nộp thuế và số phải thu NSNN qua Cổng thông tin điện tử của mình để NHTM tổ chức thu và đối chiếu khớp đúng số liệu; phối hợp với người nộp thuế, KBNN và NHTM trong việc đối chiếu số liệu, đảm bảo khớp đúng về số phải thu, số đã thu NSNN; đồng thời, xử lý các vấn đề sai sót liên quan đến khoản thu, nộp NSNN... Bên cạnh đó NHTM có trách nhiệm thực

hiện việc thu thuế, phối hợp với KBNN để truyền nhận đầy đủ, kịp thời thông tin, chứng từ nộp NSNN của nguời nộp thuế qua NHTM theo quy định; kiểm soát việc truyền, nhận dữ liệu; phát hiện và phối hợp xử lý kịp thời các lỗi trong quá trình truyền nhận dữ liệu...

Sự phối hợp của các bên liên quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng, yêu cầu các bên phải nghiêm túc thực hiện với sự tích cực, trách nhiệm để tăng thêm nhiều thuận lợi cho nguời nộp thuế.

(*) Hạ tầng công nghệ, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu

Nằm trong dự án hiện đại hóa thu ngân sách, vì vậy hạ tầng công nghệ tốt và hệ thống thông tin chất luợng là đòi hỏi thiết yếu đối với phuơng thức phối hợp thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM.

Không chỉ tại các cơ quan Nhà nuớc nhu KBNN, cơ quan thuế và Trung tâm trao đổi dữ liệu Trung uơng cần đầu tu hệ thống công nghệ thông tin tốt để phục vụ công tác thu thuế nội địa qua NHTM đạt hiệu quả, mà ngay cả bản thân các NHTM cũng cần chủ động phát triển ứng dụng thu NSNN, chuẩn bị đầy đủ các phuơng thức để kết nối phù hợp với các cơ quan liên quan.

Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hoạt động ổn định cùng cơ sở dữ liệu về nguời nộp thuế đuợc xây dựng đầy đủ, có hệ thống, thuờng xuyên cập nhật sẽ giúp cho các NHTM tra cứu về thông tin nguời nộp thuế dễ dàng, số liệu về số thuế đã thu nộp đuợc cập nhật kịp thời về cơ quan thuế, thông tin đuợc truyền đi thông suốt, không xảy ra tình trạng trục trặc, nghẽn mạng, không gây ảnh huởng đến quyền lợi của nguời nộp thuế.

(*) Nguồn nhân lực của các bên liên quan

Nhân lực bao giờ cũng là yếu tố hàng đầu cho sự phát triển trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Máy móc kỹ thuật, công nghệ dù có hiện đại nhung con nguời không đủ năng lực, trình độ, số luợng thích hợp thì cũng không thể vận hành, khai thác các nguồn lực đó nhu mong muốn. Số luợng và chất luợng nguồn nhân lực của NHTM trong việc thực hiện công tác thu thuế nội địa cũng rất quan trọng, ảnh huởng nhiều đến hiệu quả thu ngân sách. Bởi thu thuế nội địa qua NHTM sẽ giảm

bớt cho KBNN nguồn nhân lực trong công tác thu, nhung đi cùng với đó tại các NHTM sẽ phải bổ sung thêm các cán bộ mới để thực hiện công việc thu này hoặc bố trí cán bộ kiêm nhiệm. Ngoài ra, khi nhập liệu các thông tin về thu thuế nội địa hay thu NSNN nói chung sẽ cần sự hiểu biết về NSNN để tránh sai sót, do vậy các cán bộ NH cần đuợc đào tạo, tập huấn kỹ về các nghiệp vụ đối với quản lý NSNN cũng nhu mục lục ngân sách. Nhu vậy nếu cán bộ thu ở NHTM thiếu và yếu sẽ gây chậm trễ, ách tắc trong việc tập trung nguồn thu về KBNN, số thuế đã nộp không đuợc phản ánh chính xác và kịp thời về cơ quan thuế. Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện công việc và thái độ giao dịch phục vụ nguời nộp thuế tốt sẽ tạo tâm lý thoải mái cho nguời nộp thuế, từ đó làm tăng thêm hiệu quả cho công tác thu.

Trình độ, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cùng trách nhiệm thực hiện công việc của cán bộ thu NSNN ở KBNN và cơ quan thuế cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác thu. Bởi mặc dù không trực tiếp thu từ nguời nộp thuế nhung các cán bộ này đảm nhận vai trò ở các khâu tiếp theo của quá trình phối hợp thu, thực hiện kiểm tra, phát hiện và xử lý các sai sót tại khâu thu nộp thuế ở NH, đồng thời tiếp nhận thông tin và hạch toán thu vào NSNN.

(*) Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch, cơ sở vật chất khác của NHTM

Một trong những lợi ích đối với nguời nộp thuế của việc nộp thuế nội địa qua hệ thống NHTM là sự tiện lợi khi nguời nộp thuế có thể đến bất kỳ các chi nhánh, phòng giao dịch nào của NHTM đã tham gia phối hợp thu NSNN để nộp, mà không cần đến các văn phòng của KBNN. Quy mô nhỏ hẹp của một hệ thống NHTM sẽ không thể làm lan truyền đuợc lợi ích này. Do vậy mạng luới các chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn của NHTM là một lợi thế để thu hút số luợng nguời nộp thuế tới các NHTM để giao dịch. Đây cũng là một trong những điều kiện để NHTM có thể tham gia phối hợp thu NSNN mà Bộ Tài chính đã quy định cụ thể trong thông tu 85/2011/TT-BTC.

Ngoài việc đến nộp thuế trực tiếp tại quầy của NHTM bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thì nhiều NHTM hiện nay đã triển khai nộp thuế qua máy ATM. Điều

này đòi hỏi NHTM bên cạnh việc duy trì hệ thống ATM để khách hàng giao dịch rút tiền bình thường thì cần triển khai thêm chức năng mới về nộp ngân sách Nhà nước trên các máy ATM. Việc thực hiện giao dịch qua các máy ATM rất hay gặp các trục trặc, gây phiền phức cho khách hàng. Neu hệ thống ATM không được đảm bảo hoạt động ổn định, luôn có mặt kịp thời các cán bộ kỹ thuật khi phát sinh các lỗi, hỏng hóc thì không những không tạo được thuận lợi cho người nộp thuế mà còn có thể gây những rắc rối không mong muốn.

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ THUTHUẾ NỘI ĐỊA QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI

Một phần của tài liệu 0521 Giải pháp tăng cường thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w