Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0521 Giải pháp tăng cường thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 116 - 119)

3.4. KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNGTÁC THUTHUẾ NỘIĐỊA

3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Muốn đẩy mạnh công tác thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM và nhằm đạt đuợc mục tiêu phổ biến rộng rãi hình thức nộp thuế điện tử trong thời gian tới cần có sự tham gia tích cực không chỉ của các đơn vị liên quan trực tiếp (nhu ngành Thuế, KBNN và các hệ thống NHTM tham gia phối hợp thu) mà còn cần sự góp sức của NHNN, bởi về bản chất nguời nộp thuế thực hiện nộp thuế qua NHTM cũng chính là thực hiện hoạt động thanh toán qua NH với cơ quan thuế, tuy nhiên hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chua đuợc hoàn thiện. Mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý này đã đuợc cải thiện nhiều, song vẫn đuợc đánh giá là chua đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử. Với sự phát triển của khoa học công nghệ và truyền thông, nhiều dịch vụ thanh toán mới ra đời nhung

hành lang pháp lý chưa được thiết lập. Các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chưa thật đồng bộ, chưa khuyến khích đầu tư mạnh cơ sở hạ tầng. Sự phối kết hợp giữa những biện pháp hành chính và biện pháp kích thích kinh tế chưa đủ mạnh để đưa chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt đi vào cuộc sống. Do vậy hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điều cần phải tiếp tục chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu người sử dụng.

Đồng thời hiện nay NHNN chưa tham gia vào việc kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu thu NSNN, nên chưa có sự điều chỉnh chuẩn thông tin của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) phù hợp với chuẩn thông tin của hệ thống thu NSNN. Vì vậy, phần nào gây khó khăn cho các NHTM (đặc biệt là các NH cổ phần, nơi KBNN không mở tài khoản) trong việc truyền nhận dữ liệu thu NSNN từ ngân hàng phục vụ người nộp thuế về ngân hàng phục vụ KBNN thông qua hệ thống IBPS. Trong thời gian tới, NHNN cần nghiên cứu để tham gia một cách phù hợp vào việc kết nối trao đổi thông tin dữ liệu thu NSNN.

Thói quen sử dụng tiền mặt đã hình thành từ rất lâu và trở nên cố hữu khó thay đổi đối với người dân Việt Nam. Việc xóa bỏ thói quen này rất khó khăn, một phần nguyên nhân xuất phát từ nhận thức của người dân, đồng thời đối với nhiều đối tượng giao dịch, việc thực hiện thanh toán qua NHTM và sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt không chứng tỏ có lợi ích hơn hẳn về kinh tế so với giao dịch trực tiếp và thanh toán bằng tiền mặt. Đi cùng với đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thanh toán còn hạn chế, tuy đã có sự phát triển mạnh trong các năm gần đây nhưng thực tế là tỷ trọng các máy ATM, POS... so với số lượng dân còn thấp, chưa được phân bố đều (chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn, khu công nghiệp). Chất lượng của các dịch vụ thanh toán qua NH chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người sử dụng và các mức phí giao dịch cũng còn chưa thỏa đáng. Xuất phát từ những nguyên nhân đó và với vai trò, trách nhiệm của mình để đẩy mạnh công tác thu nộp thuế qua hệ thống NHTM mà cụ thể là nộp thuế điện tử đặc biệt với đối tượng các cá nhân, hộ kinh doanh, NHNN cần có các biện pháp, chính sách thúc đẩy thanh toán qua NH, thanh

toán không dùng tiền mặt như: yêu cầu các NH đồng nhất tăng phí khi thực hiện nộp thuế bằng tiền mặt; kéo dài thời gian ưu đãi, miễn phí các dịch vụ nộp thuế qua Internet, ATM và các dịch vụ khác. qua đó tạo môi trường thuận lợi cho công tác thu nộp thuế qua NH và cho định hướng phát triển hình thức nộp thuế điện tử.

Hiện nay theo quy định KBNN chỉ được mở tài khoản chuyên thu tại 4 NHTM là Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank - đây là các NHTM 100% vốn Nhà nước hoặc NHTM mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Trước sự đầu tư về hạ tầng công nghệ mạnh mẽ, phù hợp với các chuẩn quốc tế của các NHTM cổ phần khác ngoài 4 NHTM kể trên cho thấy các NHTM đó cũng có khả năng đáp ứng các yêu cầu trở thành NH ủy nhiệm thu của KBNN. Do vậy NHNN có thể mở rộng cơ chế xem xét cho phép KBNN mở tài khoản chuyên thu NSNN và thuế nội địa tại các NH ngoài quốc doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về vấn đề thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM, rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam từ quá trình phát triển của các nước khác và tìm hiểu thực trạng về thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương, tác giả đã nêu ra định hướng phát triển của công tác thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM chung đối với Việt Nam và cụ thể đối với thành phố Hải Dương, đồng thời những thuận lợi và khó khăn của việc tăng cường phát triển trong tương lai cũng được đề cập. Khi đã phân tích rõ các yếu tố trên, giải pháp để tăng cường công tác thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương được triển khai với bốn nhóm đối tượng chính là: các NHTM, cơ quan thuế, KBNN và người nộp thuế ở tất cả các khía cạnh như hạ tầng công nghệ, cơ sở vật chất, con người - nguồn nhân lực, công tác phối hợp. Những giải pháp có thể dễ dàng thực hiện ngay trong ngắn hạn, nhưng có những giải pháp đòi hỏi thời gian dài, có sự nỗ lực cố gắng của các bên liên quan để nhằm đem lại những kết quả tốt nhất cho công tác phối hợp thu như mục tiêu đã đề ra “. đưa Việt Nam vào nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020.”

KẾT LUẬN

Với mục đích nghiên cứu của luận văn là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đua ra các giải pháp cụ thể cùng các kiến nghị nhằm tăng cuờng công tác thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn TP Hải Duơng trong giai đoạn tới cho phù hợp với tiềm năng của địa phuơng, định huớng của Nhà nuớc và theo kịp xu thế phát triển của thế giới, luận văn đã tập trung giải quyết đuợc một số nội dung sau:

Một là, luận văn đã làm rõ khái niệm thuế nội địa, đua ra các loại hình thu thuế nội địa và phân tích rõ các hình thức thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM, cùng quy trình thủ tục của các hình thức. Những lợi ích to lớn của công tác thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM cũng đã đuợc tác giả đi sâu phân tích. Quan trọng nhất luận văn chỉ rõ bốn

nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tăng cuờng thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM, những nhân tố chủ quan và khách quan tác động tới công tác này. Đồng thời ba bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nói chung và TP Hải Duơng nói riêng đuợc rút ra trong quá trình triển khai thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM của các nuớc nhu Australia, Singapore cũng đuợc đề cập.

Hai là, luận văn đã khái quát sự phát triển công tác thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM tại Việt Nam và TP Hải Duơng. Luận văn đã nêu rõ thực trạng của công tác thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn TP, kết luận những thành tựu đạt đuợc và tồn tại hiện nay của hoạt động này, đồng thời đua ra các nguyên nhân lý giải cho các tồn tại. Những nguyên nhân này là cơ sở cho định huớng, giải pháp và kiến nghị ở chuơng 3 nhằm tăng cuờng cho công tác thu thuế nội địa cho TP Hải Duơng trong giai đoạn tới.

Ba là, để có cơ sở đua ra giải pháp tăng cuờng công tác thu thuế nội địa trên địa bàn TP Hải Duơng, luận văn đã trình bày định huớng hoạt động của ngành Thuế, KBNN và các hệ thống NHTM đối với việc thực hiện thu thuế nội địa trong thời gian tới cùng những thuận lợi, khó khăn tác động tới công tác này tại Hải Duơng. Đồng thời dựa vào những nguyên nhân của tồn tại đã đuợc phân tích ở chuơng 2, hệ thống giải pháp tăng cuờng thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn TP Hải Duơng đã đuợc xây dựng. Bên cạnh đó, luận văn cũng đua ra kiến nghị đối với Bộ Tài chính và NHNN để tạo điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động này trên cả nuớc và tại TP Hải Duơng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình Thuế.

2. Phan Hiển Minh, Nguyễn Ngọc Thanh, Châu Thành Nghĩa (2001), Giáo trình

Thuế thực hành, Nhà xuất bản Thống kê, Việt Nam.

3. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 85/2011/TT-BTC “Hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu NSNN giữa Kho bạc Nhà nước - Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại”.

4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 32/2014/TT-BTC ngày 11/03/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước - Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại.

5. Tổng cục Thuế (2014), Công văn số 16339/BTC-TCT ngày 10/11/2014 của Tổng cục Thuế “V/v hướng dẫn thu nộp NSNN theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Thông tư số 126/2014/TT-BTC”.

6. Chính phủ (2013), Nghị định 83/2013/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế”.

7. Kho bạc Nhà nuớc (2009), Báo cáo tình hình triển khai dự án hiện đại hóa thu

NSNN, Tài liệu Hội nghị giao ban Giám đốc KBNN tháng 06/2009, Hà Nội.

8. Kho bạc Nhà nuớc (2011), Báo cáo chuyên đề “Về việc tổ chức phối hợp thu ngân sách Nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước - Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan

- Ngân hàng thương mại”, Tài liệu phục vụ Hội nghị giao ban Giám đốc KBNN 6

tháng đầu năm 2011, Hà Nội.

9. Kho bạc Nhà nuớc (2014), Công văn 2987/KBNN-KTNN “V/v cung cấp danh sách các NHTMnơi KBNNmở tài khoản” ngày 17/11/2014.

10. Nguyễn Quang Hùng (2014), “Trao đổi về công tác phối hợp thu ngân sách Nhà nuớc qua ngân hàng thuơng mại”, Tạp chí Ngân quỹ Quốc gia, (Số 137).

Một phần của tài liệu 0521 Giải pháp tăng cường thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 116 - 119)