Đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu 0521 Giải pháp tăng cường thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 113 - 116)

3.4. KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNGTÁC THUTHUẾ NỘIĐỊA

3.4.1. Đối với Bộ Tài chính

Một là, Bộ Tài chính cần chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đẩy nhanh và mở rộng việc triển khai thu NSNN nói chung qua hệ thống NHTM; đặc biệt quan tâm phối hợp với NHNN, các NHTM để triển dịch vụ nộp thuế điện tử. Trước mắt Bộ Tài chính nên kiểm tra lại và đánh giá kết quả thực hiện công tác phối hợp thu, để qua đó rút ngắn thời gian, trình tự triển khai phối hợp thu và hợp tác triển khai nộp thuế điện tử giữa Tổng cục Thuế với các NH (kể cả đối với NH có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam).

Hai là, với nhiệm vụ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, do vậy Bộ Tài chính có trách nhiệm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thu NSNN nói chung theo hướng: xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi hoặc bắt buộc người nộp thuế tăng cường sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thu nộp NSNN (ví dụ có thể giảm một phần thuế phải nộp, hoàn thuế hoặc hưởng thuế suất ưu đãi trong thời gian nhất định nếu người nộp thuế cam kết thực hiện hoặc thực hiện tốt các hình thức nộp thuế qua hệ thống NHTM hoặc yêu cầu người nộp thuế không được nộp thuế bằng hình thức tiền mặt); quy định rõ tính pháp lý của các chứng từ điện tử trong hoạt động thu NSNN (như chứng từ nộp NSNN được in từ máy ATM.). Bộ Tài chính cần phối

hợp với NHNN thống nhất các cơ chế, chính sách về công tác này.

Ngoài ra, yêu cầu máy móc công nghệ thông tin, hệ thống kết nối của ngành Thuế luôn hoạt động thông suốt 100% để phục vụ nguời nộp thuế trên cả nuớc kê khai và thu nộp thuế điện tử là một yêu cầu khó khăn, do đó Bộ Tài chính cần xem xét ban hành các quy định để đảm bảo lợi ích của nguời nộp thuế khi hạ tầng công nghệ thông tin thu nộp thuế không đáp ứng đuợc nhu cầu của nguời dân, đua ra các giải pháp xử lý trong truờng hợp doanh nghiệp không thực hiện kịp thời nghĩa vụ nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nuớc, ví dụ nhu quy định cho phép nếu hệ thống trục trặc cho phép tối đa một số ngày quy định để nguời nộp thuế không bị phạt việc chậm nộp thuế...

Ba là, bên cạnh việc triển khai các hình thức thu nộp thuế qua hệ thống NH, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế cũng cần nghiên cứu thực hiện hoàn thuế, trả thuế nội địa qua hệ thống NH. Việc làm này sẽ tạo thói quen cho nguời nộp thuế giao dịch, thanh toán mọi khoản nộp, nhận với cơ quan thuế đều qua hệ thống NH; qua đó nguời nộp thuế sẽ thấy đuợc lợi ích tổng hợp của việc thanh toán qua NH, giảm dần tâm lý e ngại, nâng cao thái độ tự giác.

Bốn là, để phù hợp với quy định trong Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, trong đó nêu rõ: “Cơ quan quản lý thuế mở tài khoản chuyên thu tại tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng để tập trung các nguồn thu về thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác của nguời nộp thuế, trừ truờng hợp nguời nộp thuế đuợc nộp trực tiếp tại KBNN. Cuối ngày làm việc, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của nguời nộp thuế ở tài khoản chuyên thu tại các tổ chức tín dụng phải chuyển nộp NSNN”, đề nghị Bộ Tài chính nhanh chóng thí điểm triển khai và đua vào thực hiện rộng rãi việc nộp và hoàn thuế thông qua tài khoản chuyên thu của cơ quan thuế mở trực tiếp tại các NHTM. Việc làm này rất có ý nghĩa để quản lý các khoản thu, chi về thuế do cơ quan thuế quản lý và hạch toán, thanh toán ngay các khoản thu, nợ thuế của nguời nộp thuế; đồng thời sẽ giúp cho việc thanh toán các khoản thu nộp tiền thuế đuợc

nhanh chóng, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, hạn chế việc phải điều chỉnh lại số tiền thuế trong trường hợp người nộp thuế không thực hiện đúng thứ tự thanh toán, hay nộp nhầm tài khoản, hạn chế tình trạng thực tế các NHTM và KBNN thiếu thông tin kiểm tra nên đã có tình trạng một số chứng từ thu thuế nội địa chuyển từ các ngân hàng thương mại về KBNN và chuyển sang cơ quan thuế không đầy đủ, thông tin hạch toán thu NSNN cũng như không có mã số thuế để trừ nợ cho người nộp thuế, dẫn đến số tiền thuế trên tài khoản thiếu thông tin chờ xử lý của KBNN còn lớn, nợ thuế của người nộp thuế còn chưa chính xác... Gắn liền với việc làm này cũng đề nghị Bộ Tài chính cải tiến lại quy trình truyền số liệu theo hướng NHTM ủy nhiệm thu truyền số liệu sang cơ quan thuế. Cơ quan thuế sau khi kiểm tra, chỉnh sửa chính xác số liệu sẽ truyền sang cho KBNN để hạch toán.

Năm là, kết hợp với việc phát triển hệ thống thanh toán qua NHTM, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế cần tiến tới việc xóa bỏ các hình thức ủy nhiệm thu và hình thức cán bộ thuế trực tiếp thu các loại thuế, thay vào đó mọi khoản thuế phải thực hiện thu nộp hoàn toàn qua hệ thống NHTM; đồng thời từng bước chuyển dần việc thu nộp NSNN, thuế nội địa bằng tiền mặt sang nộp bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, đảm bảo phù hợp với khả năng cung ứng dịch vụ của các ngân hàng và lộ trình triển khai của KBNN, qua đó dến năm 2020, cơ bản các khoản thu NSNN được thu bằng hình thức thu chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng.

Kiến nghị riêng đối với việc phát triển nộp thuế điện tử:

Hiện tại, những doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua hệ thống T-VAN (hệ thống cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế của các công ty công nghệ) muốn nộp thuế điện tử vẫn phải sử dụng hệ thống nộp thuế điện tử của Tổng cục Thuế để thực hiện nộp thuế, trong khi đó việc kê khai, nộp tờ khai thuế doanh nghiệp đang thực hiện thông qua hệ thống T-VAN. Như vậy, cùng một doanh nghiệp để thực hiện việc kê khai, nộp thuế thì phải truy cập, sử dụng 2 hệ thống khác nhau, điều này gây sự bất tiện cho doanh nghiệp trong qua trình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Bên cạnh đó, hệ thống nộp thuế điện tử giúp cho doanh nghiệp nộp thuế tại mọi lúc, mọi nơi, không kể ngày thứ bẩy, chủ nhật, ngày lễ, tết.

Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp không bị hạn chế bởi không gian cũng nhu thời gian trong việc hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền thuế cho ngân sách nhà nuớc. Tuy nhiên chính sự thuận tiện đối với doanh nghiệp thì cũng là phần khó khăn dành cho cơ quan thuế. Với số luợng lớn doanh nghiệp cùng thực hiện truy cập vào hệ thống của cơ quan thuế trong cùng thời điểm (thời điểm nộp tờ khai tháng, quý, thời điểm quyết toán thuế..) đặc biệt khi triển khai rộng hình thức nộp thuế điện tử trên phạm vi toàn quốc thì với số luợng gần 500.000 doanh nghiệp và tiến tới hàng triệu cá nhân, hộ kinh doanh cùng tham gia nộp thuế điện tử, sẽ có thể dẫn đến tình trạng qua tải cho hệ thống, xuất hiện hiện tuợng nghẽn mạng khiến cho doanh nghiệp khó khăn trong việc thực hiện nộp thuế tại thời điểm đó.

Vì vậy Bộ Tài chính nên thực hiện xã hội hoá, khuyến khích các đơn vị T-VAN phối hợp với các NHTM cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử cho doanh nghiệp bằng việc hoàn thiện khung pháp lý cho phép các tổ chức T-VAN đuợc tham gia. Việc các đơn vị T-VAN cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử không những tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình kê khai, nộp thuế đồng thời còn giúp giảm áp lực cho cơ quan thuế trong việc cung cấp dịch vụ tiện ích cho doanh nghiệp, giúp giảm tải hệ thống của cơ quan thuế trong việc đảm bảo đuờng truyền cho nguời nộp thuế thực hiện nộp thuế điện tử, hạn chế tối đa việc nghẽn mạng dẫn đến việc không nộp đuợc thuế.

Một phần của tài liệu 0521 Giải pháp tăng cường thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 113 - 116)