Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu 0521 Giải pháp tăng cường thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 108 - 113)

3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNGTÁC THUTHUẾ NỘIĐỊA QUA HỆ

3.3.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ

Công tác thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM ngoài sự tham gia trực tiếp của các NHTM cần có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan thuế và KBNN. Vì vậy để tăng cường hiệu quả của công tác này đòi hỏi phải có những sự giải pháp đối với các hoạt động của cơ quan thuế và KBNN.

3.3.2.1. Từ phía cơ quan thuế

(a) về chủ trương, chính sách của ngành

- Ngành Thuế cần có chính sách khen thưởng, tuyên dương những trường hợp người nộp thuế thực hiện nghiêm chỉnh công tác thu nộp thuế qua hệ thống NHTM; đồng thời cần đưa ra các chế tài nghiêm ngặt, quy định cụ thể các mức phạt và kiên quyết xử phạt các trường hợp người nộp thuế không thực hiện nộp thuế

qua hệ thống NHTM theo quy định;

- Ngành Thuế nói chung và Chi cục Thuế thành phố Hải Duơng nói riêng cần quan tâm hơn nữa đến công tác thông tin, tuyên truyền đến doanh nghiệp, nguời nộp thuế; đẩy mạnh công tác vận động, hỗ trợ, huớng dẫn các cá nhân, hộ kinh doanh tham gia vào công tác thu nộp thuế qua hệ thống NHTM. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của nguời nộp thuế, tạo thêm sự đồng thuận góp phần vào tiến trình cải cách hành chính trong lĩnh vực thu nộp thuế, có thể đuợc thực hiện thông qua các giải pháp cụ thể sau:

+ Tranh thủ phối hợp với các cơ quan tuyên truyền đại chúng để định huớng du luận một cách kịp thời, triệt để. Phấn đấu mỗi cán bộ thuế đều là nguời tuyên truyền, giáo dục tích cực nhất đối với các đối tuợng nộp thuế và mọi nguời dân;

+ Giúp các đối tuợng nộp thuế nắm vững chính sách, qui trình, thủ tục thu và nộp thuế qua hệ thống NHTM, trên cơ sở đó thực hiện việc nộp thuế đúng, đủ, kịp thời vào NSNN;

+ Ngoài ra, dịch vụ hỗ trợ đối tuợng nộp thuế tại Chi cục thuế cũng cần đuợc đẩy mạnh. Việc giải đáp thắc mắc cho các đối tuợng nộp thuế không nhất thiết tại trụ sở cơ quan thuế mà phải gắn trách nhiệm cán bộ thuế quản lý địa bàn là một tuyên truyền viên có nhiệm vụ huớng dẫn, giải thích khi nguời nộp thuế có yêu cầu trả lời. Đồng thời, tăng cuờng đào tạo, bồi duỡng cán bộ thuế vừa tinh thông nghiệp vụ, vừa có kỹ năng su phạm để nâng cao chất luợng công tác tập huấn cho các đối tuợng nộp thuế.

(b) về công tác phối hợp với các bên liên quan

- Ngành Thuế nói chung cần tiếp tục phối hợp với hệ thống KBNN và các hệ thống NHTM tiến hành rà soát chuơng trình ứng dụng, quy trình tác nghiệp, quá trình trao đổi thông tin, đối chiếu... nhằm đảm bảo nhân lực cũng nhu hạ tầng kỹ thuật, công nghệ đáp ứng yêu cầu kết nối thông suốt, kịp thời và an toàn giữa ba bên;

- Tổng cục Thuế cần đẩy nhanh phối hợp với KBNN trong việc mở rộng công tác phối hợp thu NSNN nói chung và thuế nội địa nói riêng, ký kết hợp tác với các NH còn lại, không chỉ là các NH trong nuớc mà còn với các NHTM liên

doanh, chi nhánh NH nước ngoài, nhằm tạo thêm nhiều thuận lợi cho người nộp thuế. - Chi cục Thuế thành phố Hải Dương cần phối hợp chặt chẽ với Phòng giao dịch KBNN tỉnh Hải Dương và các NHTM trong việc kết nối và trao đổi thông tin về người nộp thuế, đặc biệt là số phải thuế phải thu và đã thu nộp NSNN.

Đồng thời ngành Thuế và cụ thể là Chi cục Thuế thành phố Hải Dương cũng cần chủ động thường xuyên trao đổi thông tin tình hình nhằm phát hiện và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những sai sót hoặc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức phối hợp thu;

- Cục Thuế tỉnh Hải Dương và Chi cục Thuế thành phố Hải Dương phối hợp với các NHTM và KBNN thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn để hướng dẫn người nộp thuế quy trình thủ tục cũng như kỹ năng sử dụng các dịch vụ nộp thuế mới, hiện đại; phổ biến các nội dung về mục lục NSNN (mã nội dung kinh tế) của các khoản thu thuế, mã địa bàn... để người nộp thuế khai báo thông tin một cách đầy đủ, chính xác;

- Chi cục Thuế thành phố Hải Dương cần tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với KBNN và các NHTM để tiến hành tuyên truyền quảng bá lợi ích của việc nộp thuế qua hệ thống NHTM và nhất là nộp thuế điện tử trong giai đoạn hiện nay;

- Tổng cục Thuế và các Cục Thuế, Chi cục Thuế ở địa phương nên phối hợp với các tổ chức cung cấp chứng thư số, chữ ký số (CA) để có chính sách giảm giá dịch vụ CA để khuyến khích doanh nghiệp tham gia dịch vụ nộp thuế điện tử.

(c) về hạ tầng công nghệ, hệ thống thông tin dữ liệu

- Tổng cục Thuế trước mắt cần nhanh chóng hoàn thiện Cổng kết nối trao đổi thông tin điện tử để các NHTM có thể tra cứu các dữ liệu cần thiết liên quan đến người nộp thuế một cách thuận tiện, qua đó các NHTM hỗ trợ thông tin cho người nộp thuế hoàn thiện chứng từ khi làm thủ tục nộp thuế, đảm bảo các chứng từ thu NSNN chuyển về KBNN không bị thiếu hoặc sai thông tin. Việc làm này còn có ý nghĩa quan trọng khi thực hiện thu nộp thuế điện tử, giúp hệ thống giao dịch của NHTM có thể truy vấn, kiểm tra các thông tin trên Giấy nộp tiền của người nộp thuế và tự động trích nợ tài khoản người nộp thuế để chuyển tiền vào NSNN khi

thông tin trên Giấy nộp tiền của người nộp thuế là hợp lệ và tài khoản là đủ số dư, sau đó sẽ nhanh chóng gửi thông báo hoàn thành giao dịch nộp thuế điện tử cho người nộp thuế;

- Tổng cục Thuế phải tiến hành nâng cấp hệ thống máy chủ, nâng cấp trung tâm dữ liệu và trung tâm dự phòng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật mạng, đường truyền để đáp ứng việc triển khai hệ thống ứng dụng TMS cho cả nước, đồng thời nâng cấp Cổng thanh toán điện tử để đáp ứng số lượng lớn và ngày càng tăng của người nộp thuế thực hiện kê khai và nộp thuế qua mạng;

- Để hoạt động của Cổng kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và NHTM có hiệu quả thì Tổng cục Thuế cũng cần tiến hành rà soát, chuẩn hóa một cách chính xác danh mục các đối tượng nộp thuế và cập nhật đầy đủ, kịp thời khi có những thay đổi về thông tin dữ liệu các đối tượng này. Chi cục Thuế thành phố Hải Dương cần kiểm tra để đảm bảo hầu hết các hộ kinh doanh đều được cấp mã số thuế và lập bộ trên các ứng dụng của ngành Thuế để làm cơ sở trao đổi dữ liệu thông tin người nộp thuế, sổ bộ thuế với KBNN và NHTM. Đồng thời Tổng cục Thuế cần khẩn trương mở rộng việc triển khai ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) tại các địa phương trên cả nước, hoàn thiện ứng dụng, tập trung nâng cấp các ứng dụng còn đang triển khai phân tán ở cấp Cục Thuế và Chi cục Thuế để ngành Thuế có một hệ thống ứng dụng tổng thể thống nhất, đồng bộ về mặt kiến trúc, dễ quản lý, sử dụng; qua đó đảm bảo việc tích hợp, truyền nhận dữ liệu với KBNN và NHTM được nhanh chóng, thuận lợi, phục vụ việc thu nộp NSNN được kịp thời, chính xác, hỗ trợ việc quản lý thuế hiệu quả và góp phần cải cách thủ tục hành chính đối với người nộp thuế.

3.3.2.2. Từ phía Kho bạc Nhà nước

(a) về công tác phối hợp với các bên liên quan

- KBNN tỉnh Hải Dương cần đứng ra làm chủ trì, phối hợp với các NHTM mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ NH các kiến thức về quy trình, thủ tục thu NSNN, để các cán bộ NH có hiểu biết đầy đủ và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao về thu NSNN nói chung và thuế nội địa nói riêng;

- KBNN tỉnh Hải Dương cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thuế thành phố Hải Dương và các NHTM liên quan trong việc kết nối, trao đổi thông tin về số phải thu, đã thu; chủ động rà soát kiểm tra các giao dịch phát sinh, đảm bảo giải quyết hết hoặc hướng dẫn cán bộ NH xử lý các vướng mắc, lỗi giao dịch trong khả năng.

(b) về hạ tầng công nghệ, hệ thống thông tin

Hệ thống KBNN cần tập trung nâng cấp phần mềm quản lý thu NSNN tậptrung (TCS), nhằm cho phép nhận chứng từ từ các NHTM và nhận các món thu sau giờ cut off của ngày cuối tháng hoặc giúp thuận tiện hơn trong quá trình truy vấn thông tin người nộp thuế từ Cổng thông tin của Tổng cục Thuế; bên cạnh đó có thể bổ sung thêm các tiện ích hỗ trợ KBNN tỉnh để tự động nhận chứng từ NH truyền về... Việc làm này sẽ tăng thêm hiệu quả cho công tác thu NSNN nói chung của KBNN, giảm các sai sót và tăng tốc độ thu NSNN.

(c) về nhân lực

KBNN tỉnh Hải Dương cần chủ động tiến hành rà soát, đào tạo và sắp xếp bố trí cán bộ có năng lực phù hợp với quy trình nghiệp vụ công tác phối hợp thu NSNN và thuế nội địa trong tình hình mới, đảm bảo sự ổn định của đội ngũ cán bộ để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn chính trị được giao. Các cán bộ KBNN phải tự nhận thức vai trò, trách nhiệm của bản thân, trau dồi kiến thức nghiệp vụ, đồng thời rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp, đảm bảo quy định về thời gian và chất lượng của công tác phối hợp thu, cụ thể khi có thông tin dữ liệu từ NH chuyển sang cần thao tác nhanh chóng, kiểm tra và thông báo cho cán bộ giao dịch các NH và cơ quan thuế khi các giao dịch bị sai sót hoặc gặp lỗi trục trặc để có hướng giải quyết tốt nhất.

3.3.2.3. Từ phía người nộp thuế

- Người nộp thuế cần nâng cao nhận thức để hiểu rõ lợi ích của việc thu nộp thuế qua hệ thống NHTM; có thái độ tích cực, hợp tác, thực hiện nộp theo quy định của cơ quan thuế;

cập và sử dụng Internet, giao dịch qua thư điện tử... để tiếp cận với các dịch vụ nộp

thuế mới nhiều tiện ích, nhất là các doanh nghiệp lớn cần mạnh dạn đầu tư chi phí

hạ tầng ban đầu cho dịch vụ thuế điện tử, việc làm này về lâu dài sẽ tiết kiệm thời gian, nhân lực, vật lực cho doanh nghiệp;

- Người nộp thuế cần tăng cường sử dụng các công cụ thanh toán phi tiền mặt, tăng cường sử dụng các dịch vụ nộp thuế điện tử, nộp qua Internet banking, qua máy ATM... một cách thường xuyên và liên tục để hình thành thói quen cho bản thân và cả cộng đồng.

Một phần của tài liệu 0521 Giải pháp tăng cường thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 108 - 113)