ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNGTÁC THUTHUẾ NỘIĐỊA QUA HỆ

Một phần của tài liệu 0521 Giải pháp tăng cường thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 100 - 105)

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG NÓI RIÊNG

Công tác phối hợp thu NSNN nói chung và thuế nội địa nói riêng qua hệ thống NHTM tại nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều bước tiến lớn, phạm vi triển khai đã phủ sóng toàn bộ 63 tỉnh thành toàn quốc. Tuy nhiên thành công mới chỉ ở giai đoạn đầu, xét trong cả nước hay cụ thể tại địa bàn thành phố Hải Dương nhiều sản phẩm dịch vụ thu nộp thuế hiện đại đã được các NHTM triển khai song chưa thu hút được khách hàng như mong đợi, người nộp thuế vẫn chủ yếu đến các điểm giao dịch của NH để chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt; nhiều đối tượng nộp thuế là cá nhân và các hộ kinh doanh vẫn thực hiện nộp thuế thông qua cán bộ thuế hoặc cán bộ ủy nhiệm thu; các doanh nghiệp trên địa bàn phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự sẵn sàng tham gia dịch vụ nộp thuế điện tử. Trong khi đó trên thế giới, công tác thu nộp thuế được thực hiện rất chuyên nghiệp và hiện đại, đa số người nộp thuế tại nhiều nước đã quen và thường xuyên sử dụng các dịch vụ điện tử mà các NHTM cung cấp để nộp thuế. Vì vậy để đạt được sự phát triển như các nước đó hiện nay và thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm số giờ nộp thuế xuống ngang bằng với các nước ASEAN trong năm 2015 theo chỉ đạo của Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính Phủ, Việt Nam và thành phố Hải Dương cần có sự đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM. Giải pháp để đẩy mạnh công tác này được thiết lập một phần dựa trên định hướng hoạt động và phát triển của các đơn vị, ban ngành liên quan như: ngành Thuế, KBNN và hệ thống NHTM.

3.2.1. Định hướng phát triển ngành Thuế

Triển khai phối hợp thu thuế với hệ thống các NHTM là một phần trong các biện pháp cải cách công tác quản lý thuế. Bởi công tác quản lý thuế hiện nay hướng

tới mục tiêu không những phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu mà còn phải tạo môi truờng, điều kiện kinh doanh thuận lợi cho nguời nộp thuế, giảm tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính thuế.

Trong thời gian tới, ngành Thuế sẽ đua công nghệ thông tin gắn bó chặt chẽ với hoạt động quản lý thuế. Chính vì vậy Tổng cục Thuế đã triển khai ứng dụng Hệ thống quản lý thuế tập trung (viết tắt là TMS - Tax Management System) trên cơ sở mở rộng hệ thống quản lý thuế TNCN, để quản lý các loại thuế còn lại nhu: thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB. Hệ thống TMS này thay thế 16 ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đang vận hành và triển khai phân tán tại 3 cấp của ngành Thuế, đó là Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế. Với 16 ứng dụng phân tán cũ, cơ quan thuế không thể tổng hợp và cung cấp thông tin quan trong cho nguời nộp thuế về số thuế phải nộp, đã nộp, nộp thừa, đuợc hoàn. mặc dù thông tin tổng quan này là rất quan trọng và là tiền đề của việc cung cấp các dịch vụ điện tử cho nguời nộp thuế. Hệ thống TMS đuợc đua vào sử dụng thực sự là một buớc đột phá mới, toàn diện về cải cách thủ tục hành chính thuế. Hệ thống này có khả năng kết nối với các dịch vụ điện tử hỗ trợ nguời nộp thuế trong thực hiện các thủ tục về thuế nhu kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử., đồng thời cung cấp các dịch vụ này một cách nhanh chóng và chính xác, bởi sẽ giúp tạo đuợc hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung nên không phải kết nối với nhiều ứng dụng lõi.

Bên cạnh việc triển khai ứng dụng TMS, Tổng cục Thuế sẽ tăng cuờng cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nguời nộp thuế nhu: kê khai thuế và nộp thuế qua mạng; cung cấp thông tin phục vụ nguời nộp thuế; thiết kế và triển khai kết nối với hệ thống của các nhà cung cấp dịch vụ thuế, thực hiện chủ truơng xã hội hóa cung ứng dịch vụ về thuế.

Với các mục đích nêu trên, Tổng cục Thuế cần nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, do đó Tổng cục Thuế đã có kế hoạch tiến hành nâng cấp hệ thống máy chủ, nâng cấp trung tâm dữ liệu và trung tâm dự phòng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật mạng, đuờng truyền, nhằm đáp ứng số luợng nguời sử dụng TMS tăng thêm trong quá trình triển khai ứng dụng này trên toàn quốc và đáp ứng số luợng lớn nguời nộp thuế kê khai và nộp thuế qua mạng.

3.2.2. Định hướng phát triển ngành Kho bạc Nhà nước

Thay đổi từ phương thức nộp thuế trực tiếp tại KBNN sang việc phối hợp thu với hệ thống các NHTM không chỉ là một trong các biện pháp để hiện đại hóa ngành Thuế, mà nó còn được sử dụng trong Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 với mục tiêu: đến năm 2020 các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử (theo quyết định số 138/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Cụ thể, trong chiến lược quản lý quỹ NSNN có nêu: “Hiện đại hóa quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước theo hướng đơn giản về thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp tiền cho các đối tượng nộp thuế. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu ngân sách nhà nước với các phương thức thu nộp thuế hiện đại, bảo đảm xử lý dữ liệu thu ngân sách nhà nước theo thời gian thực thu”. Như vậy trong thời gian tới các phương thực nộp thuế hiện đại sẽ được KBNN phối hợp với các NHTM tăng cường triển khai.

Bên cạnh đó khối lượng các đề án, chính sách cần nghiên cứu xây dựng và triển khai để thực hiện Chiến lược phát triển KBNN là rất lớn; nên KBNN đã đặt ra các nhiệm vụ trong tâm ngay cho năm 2015 và các năm tiếp theo. Trong đó KBNN sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp thu NSNN nói chung giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các NHTM nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho người nộp thuế, đồng thời KBNN cũng sẽ nâng cấp và hoàn thiện các ứng dụng phục vụ công tác phối hợp thu NSNN, cải cách thủ tục hành chính trong thu NSNN nói chung và trong việc nộp thuế nói riêng...

3.2.3. Định hướng phát triển hệ thống Ngân hàng thương mại

Xu thế hội nhập quốc tế đã mang lại cơ hội và thách thức lớn cho nền kinh tế cũng như ngành tài chính NH Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng sâu rộng của các NH và tổ chức tài chính quốc tế có tiềm lực tài chính, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm lâu năm sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt với các NHTM Việt Nam. Với đặc trưng đa số nguồn thu nhập hiện nay của các NHTM Việt Nam là từ hoạt động tín dụng, một hoạt động tiềm ẩn rủi ro hơn các sản phẩm dịch vụ khác thì việc định hướng

mở rộng các dịch vụ NH ngoài dịch vụ truyền thống được nhận định là chiến lược mang lại triển vọng lớn cho các NHTM Việt Nam. Do vậy bên cạnh việc phát triển hai sản phẩm dịch vụ quan trọng là huy động vốn và cấp tín dụng thì hiện nay các NHTM đang đa dạng hóa và đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ khác trong đó có dịch vụ thanh toán. Dịch vụ thanh toán giúp hoạt động của nền kinh tế trở nên thuận lợi, nhanh chóng và an toàn hơn, đồng thời hạn chế lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế. Việc phối hợp thu NSNN nói chung, thu thuế nội địa nói riêng với cơ quan KBNN và cơ quan thuế cũng là một hình thức cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán của các NHTM. Hiện nay khi cung cấp dịch vụ thu nộp thuế nội địa, các NHTM tại nước ta không thu các phí giao dịch nhằm khuyến khích người nộp thuế sử dụng, nhưng sau khi dịch vụ này trở nên phổ biến, thông dụng như các nước phát triển khác và phí dịch vụ được tính toán đầy đủ thì đây chính là một hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận ổn định và an toàn cho chính bản thân các NH.

Trong “Mục tiêu phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020” thì định hướng các tổ chức tín dụng trong nước sẽ tiến tới cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ, uy tín, thương hiệu thay vì dựa chủ yếu vào giá cả dịch vụ và mở rộng mạng lưới; phấn đấu phát triển hệ thống dịch vụ NH ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng loại và chất lượng... đặc biệt dịch vụ thanh toán cũng được định hướng phát triển với mục tiêu đạt chất lượng cao nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các dịch vụ NH nói chung và dịch vụ thanh toán nói riêng hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao (dịch vụ thanh toán số) được khuyến khích phát triển. Do vậy trong thời gian tới các dịch vụ thu nộp thuế nội địa sẽ thu hút thêm nhiều NHTM tham gia và các dịch vụ thu nộp hiện đại thông qua Internet, điện thoại, tin nhắn hay máy ATM sẽ được các NH ưu tiên phát triển và đẩy mạnh hơn nữa.

3.2.4. Định hướng phát triển công tác thu thuế nội địa qua hệ thống Ngân hàngthương mại tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Dương nói riêng thương mại tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Dương nói riêng

Thời gian doanh nghiệp Việt Nam dành để kê khai và nộp thuế lên tới 537 giờ/năm, gấp hơn 5 lần mức trung bình của ASEAN-6 (bao gồm các nước: Brunei,

Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan), thời gian xuất nhập khẩu trung bình cũng cao hơn gấp ruỡi, điều này đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy trong những năm gần đây, cải cách thủ tục hành chính thuế là yêu cầu bức thiết đối đuợc đặt ra trong quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế của nuớc ta. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính đối với sự phát triển, tạo lập môi truờng kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, trong nhiều năm qua ngành Thuế đã đẩy mạnh thực hiện lĩnh vực này. Một trong những cải cách quan trọng về quản lý thuế là cải cách công tác kê khai và nộp thuế. Cụ thể bên cạnh việc thực hiện cơ chế nguời nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm truớc pháp luật thì đã tiến hành triển khai phuơng thức nộp tờ khai thuế qua mạng Internet tại 63 tỉnh/thành phố, với gần 370.000 doanh nghiệp tham gia, chiếm 76% số DN đang hoạt động trên toàn quốc; bên cạnh đó, thực hiện đa dạng hóa các hình thức nộp thuế theo huớng hiện đại, thuận tiện cho nguời dân, doanh nghiệp nhu: nộp thuế bằng chuyển khoản qua NH, nộp thuế qua ATM, nộp thuế điện tử.

Chủ truơng cho phép các NHTM trực tiếp tham gia thu NSNN nói chung và thuế nội địa nói riêng là một chủ truơng lớn, đúng đắn của Chính phủ, bởi với lợi thế là các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán chuyên nghiệp - các NHTM sẽ giúp nguời nộp thuế giảm ngắn thời gian công sức trong việc nộp thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu NSNN, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, không những vậy chủ truơng này còn phù hợp với tốc độ phát triển công nghệ thông tin cũng nhu nhu cầu ứng dụng hiệu quả công nghệ trong công tác quản lý thu NSNN. Do vậy tổ chức phối hợp thu NSNN là một trong những nội dung hiện đại hóa và cải cách thủ tục hành chính, mang tính đột phá, đuợc Chính phủ, Bộ Tài chính quan tâm chỉ đạo sát sao.

Mục tiêu, định huớng của công tác này đã đuợc xác định là đổi mới toàn diện về cơ chế chính sách và nghiệp vụ trong công tác thu NSNN theo nguyên tắc đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại theo huớng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý giao dịch, đảm bảo dễ dàng kết nối với các ứng dụng khác nhằm quản lý chặt chẽ và sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực tài chính Nhà nuớc.

Và mục tiêu cụ thể trong thời gian tới của công tác thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên quy mô toàn quốc và ngay tại thành phố Hải Duong là mở rộng triển khai và đẩy mạnh phuong thức Nộp thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Dự kiến đến tháng 09/2015, Tổng cục Thuế sẽ mở rộng dịch vụ này trên cả nuớc, đảm bảo 90% số doanh nghiệp tham gia nộp thuế điện tử; đồng thời dự kiến đến cuối năm 2015, đầu năm 2016, Tổng cục Thuế sẽ hoàn thành thỏa thuận triển khai dịch vụ này với các NH còn lại; và tiến tới trong thời gian tiếp theo sẽ mở rộng dịch vụ nộp thuế điện tử cho cả nguời nộp thuế là cá nhân, hộ gia đình kinh doanh, cá nhân làm công ăn luơng. Đây chính là các buớc đi cụ thể nhằm hiện thực hóa cắt giảm số giờ nộp thuế ngang bằng với các nuớc ASEAN của Bộ Tài chính.

Bên cạnh đó các hình thức thu qua Internet banking và ATM cũng tiếp tục tập trung mở rộng đối với các đối tuợng nộp thuế, nhất là đối với các cá nhân nhằm giảm tải việc nộp thuế bằng tiền mặt tại các điểm thu của NHTM; đồng thời thu hút sâu rộng các NHTM khác tham gia vào công tác phối hợp thu nhằm tạo thêm nhiều thuận lợi cho nguời nộp thuế. Và đặc biệt không chỉ tại địa bàn thành phố Hải Duong mà trên cả nuớc nói chung, công tác phối hợp thu thuế nội địa của các hộ kinh doanh giữa cơ quan thuế và hệ thống các NHTM cần đuợc thực hiện triệt để trong việc quy định, các hộ kinh doanh phải trực tiếp đến các điểm giao dịch của NH để nộp thuế. Tuy nhiên việc làm này cần một quá trình tuong đối dài, đòi hỏi không chỉ có sự đổi mới trong công tác quản lý thuế của cơ quan thuế mà còn cần sự thay đổi trong lề lối làm ăn, thói quen giao dịch qua hệ thống NH và nhận thức của các cá nhân, hộ kinh doanh.

3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU THUẾ NỘI ĐỊA QUAHỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu 0521 Giải pháp tăng cường thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w