Giai đoạn chưa triển khai côngtác phối hợpthu thuế nộiđịa qua hệ thống

Một phần của tài liệu 0521 Giải pháp tăng cường thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 53 - 55)

2.1.1. Giai đoạn chưa triển khai công tác phối hợp thu thuế nội địa qua hệthống Ngân hàng thương mại thống Ngân hàng thương mại

Trước đây tại một số văn bản của Nhà nước đã đề cập tới việc thực hiện nộp thuế nội địa thông qua NHTM: cụ thể tại Thông tư số 56-TC/TCT ngày 03/10/1991 của Bộ Tài chính “Về việc tổ chức công tác thu ngân sách qua hệ thống Kho bạc nhà nước” đã có nhắc tới nội dung: Các tổ chức kinh tế và hộ tư nhân có địa điểm sản xuất - kinh doanh cố định, có thể nộp thuế bằng chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi của KBNN mở tại ngân hàng. Sau đó các văn bản “Hướng dẫn chế độ tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước” đã cho phép ngoài việc thu thuế nội địa tại KBNN hoặc một số ít trường hợp thu qua cơ quan thuế thì có thể thực hiện thu bằng chuyển khoản trong trường hợp người nộp thuế mở tài khoản tại ngân hàng. Và đến ngày 24/12/2008 Thông tư số 128/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước” ra đời, đã quy định thêm một phương thức nộp thuế nội địa là: người nộp thuế có thể nộp thuế bằng tiền mặt vào NH nơi KBNN mở tài khoản, hình thức này áp dụng đối với các NH có thỏa thuận với KBNN về việc thu tiền mặt vào tài khoản của KBNN mở tại ngân hàng. Tuy nhiên công tác thu NSNN nói chung, thuế nội địa nói riêng qua hệ thống được thực hiện không đáng kể, KBNN vẫn là địa điểm chính tổ chức thu nộp NSNN (trừ những trường hợp cán bộ thuế trực tiếp thu thuế hoặc ủy nhiệm thu).

Đồng thời thực trạng công tác tổ chức thu, nộp NSNN trong những năm vừa qua cho thấy giữa cơ quan Thuế - Tài chính - Kho bạc và 1 số NHTM tham gia thu bằng chuyển khoản chưa có sự phối hợp tốt, nên công tác tổ chức thu nộp NSNN

hay thuế nội địa đã nảy sinh một số tồn tại, hạn chế cần được nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá và có những giải pháp thay đổi đó là:

+ Việc trao đổi, đối chiếu thông tin về số phải thu, số đã thu giữa NHTM, KBNN, cơ quan thuế thường bị chậm, không chính xác và thiếu thống nhất, gây khó khăn cho công tác hạch toán thu NSNN của KBNN và theo dõi tình hình thu nộp của cơ quan thuế; khối lượng nhập liệu của các đơn vị lớn và bị trùng lắp (do KBNN phải nhập lại chứng từ thu NSNN bằng chuyển khoản từ các ngân hàng; cơ quan thuế phải nhận chứng từ thu và bảng kê thu NSNN từ KBNN);

+ Quy trình thủ tục và thời gian thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN của các đối tượng nộp thuế khá phức tạp: phải đi lại qua nhiều cơ quan quản lý mất nhiều thời gian, công sức đặc biệt là tại thời điểm cuối tháng, cuối năm; hiện tượng ách tắc gây phiền hà đối với người nộp thuế, không tập trung nhanh và kịp thời các khoản thu vào NSNN. Một số mẫu biểu chứng từ thu nộp NSNN khá phức tạp, tiêu chí khó hiểu cho đối tượng nộp;

+ Thu NSNN bằng tiền mặt qua KBNN có số món, số đối tượng nộp rất lớn và thường phát sinh dồn vào một số thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối năm) gây quá tải cho KBNN khi thực hiện công tác thu. Đồng thời các đơn vị KBNN phải bố trí cán bộ, phương tiện tại các điểm thu trong, ngoài trụ sở vào thứ bảy; bố trí cán bộ trực để thu một số khoản thu của NSNN bằng tiền mặt ngoài giờ hành chính hoặc vào thứ bảy. Thực tế này tạo ra một áp lực lớn đối với các đơn vị KBNN đặc biệt là áp lực về biên chế, kinh phí, trang thiết bị... trong quá trình triển khai nhiệm vụ của mình, gây lãng phí nhất là tại một số điểm thu có doanh số thu không lớn và phát sinh không thường xuyên.

Trước những thách thức nêu trên, cùng định hướng phát triển KBNN đến năm 2020 là đổi mới toàn diện về cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý quỹ NSNN theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế; và việc giảm số thời gian kê khai và nộp thuế nhằm gia tăng mức độ thuận lợi về thuế của Việt Nam trong khu vực các nước Đông Nam Á, cộng thêm đòi hỏi cần phải tạo thêm các kênh thu, nộp hiện đại nhằm tạo điều

kiện thuận lợi, nhanh chóng cho các đối tượng nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ với NSNN, đặc biệt trong những trường hợp KBNN khó có điều kiện thực hiện được - là một yêu cầu cấp bách. Chính vì vậy công tác phối hợp thu NSNN nói chung hay thu thuế nội địa nói riêng giữa KBNN, cơ quan thuế và NHTM đã ra đời.

Một phần của tài liệu 0521 Giải pháp tăng cường thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 53 - 55)