Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0521 Giải pháp tăng cường thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 86 - 97)

2.4.2.1. Tồn tại

- Số lượng các NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương tham gia vào công tác phối hợp thu thuế nội địa qua NHTM không đạt 100%. Hiện vẫn còn 04 NHTM (Techcombank, ACB, SCB và SeAbank) chiếm 19% trong tổng số 21 chi nhánh NHTM trên địa bàn thành phố chưa tham gia phối hợp thu NSNN cũng như thu thuế nội địa với cơ quan thuế. Do vậy người nộp thuế là khách hàng mở tài khoản tại Techcombank, ACB, SCB và SeABank không nhận được sự thuận lợi như khi giao dịch tại các NHTM đã tham gia công tác phối hợp thu khác. Điều này cũng làm hạn chế số lượng người nộp thuế tham gia nộp thuế qua NHTM;

- Số lượng hộ kinh doanh cá thể tham gia nộp thuế trực tiếp qua NHTM thấp. Hiện nay vẫn còn tồn tại hình thức cán bộ thuế đến từng hộ kinh doanh nhỏ, lẻ để thu thuế rồi nộp vào tài khoản chuyên thu của Phòng giao dịch KBNN tỉnh Hải

Dương mở tại BIDV chi nhánh Hải Dương, ngoại trừ một số hộ có quy mô, doanh số lớn hoạt động trong các lĩnh vực như: trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh ăn uống, vận tải, dịch vụ lưu trú... nộp thuế qua hệ thống NHTM. Và thực tế việc nộp thuế qua NHTM hầu như chỉ một số ít các hộ kinh doanh tại các phường nằm trong trung tâm thành phố Hải Dương thực hiện, còn tại vùng các xã ven thành phố hầu như không có sự quan tâm, thực hiện của các hộ;

Số lượng người nộp thuế điện tử qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế cũng không cao: mặc dù việc nộp thuế điện tử có rất nhiều lợi ích và được tuyên truyền rộng rãi đến người nộp thuế nhưng đối tượng sử dụng dịch vụ này hoàn toàn là các doanh nghiệp, trong khi đó các cá nhân, hộ kinh doanh, đơn vị hành chính sự nghiệp có thu hầu như không quan tâm và không sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử trong địa bàn TP Hải Dương cũng không cao, chưa tương xứng với tiềm năng khi TP Hải Dương là địa phương có số lượng doanh nghiệp lớn nhất trong cả tỉnh và Hải Dương là một trong những tỉnh tích cực triển khai, điện tử hóa công tác khai nộp thuế, nằm trong nhóm 5 những tỉnh thành phố có tỷ lệ khai thuế điện tử đứng đầu cả nước;

- Việc phát triển các hình thức thu nộp thuế nội địa khác như Internet banking, uỷ nhiệm thu không chờ chấp thuận, thu nộp qua ATM thực hiệncòn hạn chế. Trên địa bàn thành phố Hải Dương vẫn chưa có giao dịch thực hiện nộp thuế qua ATM nào được thực hiện. Số lượng người nộp thuế thực hiện nộp thuế điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế còn thấp. Đa số người nộp thuế vẫn đến NHTM trực tiếp nộp tiền mặt hoặc thực hiện chuyển khoản. Số lượng người nộp thuế bằng tiền mặt cũng còn khá nhiều. Việc này sẽ không xử lý triệt để bản chất của giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, làm chậm việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở nước ta đến năm 2015. Đồng thời chưa tạo thêm được các hình thức thu, nộp mới hiện đại tiện ích khác để phục vụ người nộp thuế (như nộp thuế qua điện thoại, qua POS);

- Tỷ lệ các thuế sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng đất phi nông nghiệp nộp qua hệ thống NHTM thấp.

2.4.2.2. Nguyên nhân

- Hệ thống các NHTM Techcombank, ACB, SCB và SeABank chưa triển khai việc kí văn bản thỏa thuận phối hợp thu NSNN nói chung với Tổng cục Thuế và KBNN. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân các NH nói trên muốn tập trung nguồn lực cho việc cung cấp các dịch vụ khác hoặc chưa đáp ứng đủ các điều kiện để được đăng ký tham gia công tác phối hợp thu (theo quy định của Thông tư 85/2011/TT-BTC) như: đã tiến hành cải cách, hiện đại hóa và triển khai hệ thống Core Banking; có phần mềm thu NSNN tích hợp với Core Banking và có khả năng kết nối với Dự án Hiện đại hóa thu NSNN của Bộ Tài chính; có số lượng khách hàng giao dịch lớn để tạo thuận lợi và hiệu quả khi tổ chức phối hợp thu hay có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức phối hợp thu...

- Đặc điểm của hộ kinh doanh là nhỏ lẻ, tự phát, không ổn định, kinh doanh không tập trung, ý thức chấp hành không cao do đó các hộ không tự giác nộp thuế qua NH. Bên cạnh đó, giá trị thuế các hộ phải nộp thường thấp, đi kèm với đó là việc thiếu thời gian do bận rộn mưu sinh nên xuất hiện tâm lý ngại đến NH giao dịch. Số lượng hộ kinh doanh, cá nhân tham gia nộp thuế qua NHTM còn thấp vì còn tồn tại thực trạng người nộp thuế chủ yếu phải đến trụ sở chính các NH để thực hiện giao dịch mà khó có khả năng nộp được ngay tại các phòng giao dịch. Thực tế này xảy ra do các NH thường bố trí một quầy riêng để thu nộp thuế tại trụ sở chính, đồng thời tại đây có từ một đến hai giao dịch viên được giao nhiệm vụ chuyên trách, được đào tạo, tập huấn chuyên sâu các kiến thức về quy trình thu nộp thuế và NSNN; trong khi các giao dịch viên tại các phòng giao dịch thường chỉ có khả năng thực hiện các giao dịch ngân hàng đơn thuần, ít am hiểu hơn về công tác thu NSNN, dễ nhầm lẫn khi thao tác. Vì vậy điều này gây phiền hà cho người nộp thuế, nhất là tâm lý e ngại cho các hộ kinh doanh, cá nhân ít khi giao dịch với các NH hoặc những người ở xa trụ sở chính của các NH, không tạo được sự thuận tiện như mục tiêu ban đầu đề ra của công tác phối hợp thu.

triển khai, chưa được phổ biến rộng rãi.

Nhiều cá nhân, tổ chức nộp thuế vẫn nặng tâm lý sử dụng tiền mặt nên thường đến NH để nộp thuế bằng tiền mặt trong khi có thể sử dụng các dịch vụ nộp thuế phi tiền mặt. Đồng thời khi nộp thuế từ tài khoản của người nộp thuế mở tại các NH mà KBNN không mở tài khoản chuyên thu, người nộp thuế lại mất thêm phí chuyển tiền liên ngân hàng, trong khi nếu người nộp thuế đến trực tiếp NH mà KBNN mở tài khoản chuyên thu để nộp tiền mặt thì không mất phí, điều này khiến một bộ phận người nộp thuế vẫn ưa thích dùng tiền mặt để nộp thuế hơn.

Bên cạnh đó số lượng người nộp thuế nộp thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế còn ít mặc dù đã được tuyên truyền, hướng dẫn rất tích cực; điều này xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

+ Lo ngại rủi ro: Tâm lý ngại giao dịch qua mạng do sợ lỗi mạng hoặc mạng tắc nghẽn có thể khiến doanh nghiệp bị trừ tiền trong tài khoản nhưng lại chưa nộp được thuế. Thực tế có nhiều doanh nghiệp nhỏ thuê kế toán làm việc thời vụ, họ lo sợ khi giao chữ ký số cho những kế toán này sẽ dễ bị lợi dụng hoặc lộ thông tin của doanh nghiệp. Hoặc một số trường hợp doanh nghiệp vay tiền của NH, khi đến hạn trả nợ theo điều khoản trong hợp đồng NH tự động trừ tiền trong tài khoản của doanh nghiệp để trả nợ vay trước, khiến doanh nghiệp bị động khi cũng đến hạn phải nộp thuế;

+ Lo ngại gia tăng chi phí: Khi thực hiện nộp thuế điện tử, nhiều doanh nghiệp phải thay đổi hạ tầng công nghệ, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh đó có doanh nghiệp phải thay đổi cả hệ thống quản lý mạng lưới nội bộ công ty và việc phân cấp quản trị . Đồng thời việc sử dụng chữ ký lại buộc doanh nghiệp mất thêm chi phí cho việc duy trì chữ ký số. Việc miễn phí nộp thuế điện tử sẽ chỉ được các NH triển khai trong thời gian đầu, sau đó mỗi lần nộp thuế người nộp thuế lại phải chi trả thêm khoản chi phí này.

+ Lo ngại phát sinh nhiều thủ tục rườm rà phức tạp khi sử dụng chữ ký số.

+ Giao dịch điện tử của các NH giới hạn số tiền mỗi lần nộp và giới hạn số tiền giao dịch trong ngày. Trong khi nhiều công ty, doanh nghiệp có số thuế nộp

lớn, vượt nhiều lần so với giới hạn trên, khiến các doanh nghiệp lại phải thực hiện nhiều lần giao dịch hoặc thực hiện thêm phương thức chuyển khoản tại NH, gây mất thời gian.

Đối với hình thức nộp thuế qua máy ATM, người nộp thuế còn nghi ngại chưa biết dữ liệu của mình sẽ được quản lý ra sao và bảo mật thế nào khi nộp thuế qua máy ATM, trong khi hệ thống máy ATM còn hay trục trặc, hỏng hóc, hay bị lỗi khi thực hiện giao dịch. Đồng thời hóa đơn ATM vẫn chưa được xem là hóa đơn thanh toán thuế do mực in hóa đơn ATM chỉ giữ được 1 tháng và hóa đơn ATM chưa đủ căn cứ pháp lý. Những thông tin về người nộp thuế trên hóa đơn như tên, địa chỉ, mã số thuế, số tiền... cần được chuẩn hóa để được in đầy đủ trên hóa đơn ATM.

- Chất lượng công tác thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM cũng chưa tốt, khiến cho người nộp thuế gặp nhiều khó khăn, bất tiện và số thuế đã nộp bị xác định chậm so với thời gian thực tế thu nộp, điều này ảnh hưởng đến tâm lý, niềm tin của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ nộp thuế nội địa qua NHTM. Cụ thể:

+Từ phía NH:

• Chương trình thu thuế, hệ thống máy móc truyền thông tin dữ liệu và hệ thống thanh toán của NH nhiều lúc vẫn còn trục trặc.

Chương trình thu thuế của các NH cũng đang trong giai đoạn triển khai và hoàn thiện, nên không tránh khỏi các trường hợp bị lỗi. Nhiều trường hợp chương trình thu thuế bị lỗi không thể thao tác thực hiện thu thuế, khiến người nộp thuế phải chờ đợi hoặc đi lại nhiều lần mới nộp được thuế. Quá trình truyền nhận dữ liệu cũng xảy ra các trường hợp bị lỗi hoặc thất lạc như: phía NH truyền đi nhiều món nhưng KBNN nhận ít hơn hoặc NHTM truyền nhiều lần gây khó khăn cho việc nhận dữ liệu của KBNN hoặc truyền cho KBNN trong ngày giao dịch nhưng đến hôm sau KBNN mới nhận được (tắc nghẽn). Những lần truyền lại phải xóa bỏ mới khóa sổ ngày được. Sự trục trặc này gây khó khăn cho việc đối chiếu số liệu đã nộp thuế của người nộp thuế giữa NHTM và cơ quan thuế. Điều này còn do có sự khác biệt về công nghệ thông tin giữa NHTM và KBNN, nên việc truyền nhận dữ liệu giữa 2 bên không được thông suốt.

Thêm nữa hệ thống chương trình thu thuế của NH quản lý các thông tin còn chưa chặt chẽ:

> Chứng từ thu NSNN kế toán viên nhập vào chương trình không có thông tin của tài khoản có (nhập tài khoản là 0000) nhưng chương trình vẫn cho đi, khi số liệu truyền sang KBNN thì KBNN không thể điều chỉnh được mà phải nhập vào tài khoản 3581 - tài khoản chờ xử lý các khoản thu của cơ quan thuế, do đó làm chậm việc xác nhận khoản thuế đã nộp của người nộp thuế, ảnh hưởng quyền lợi của người nộp thuế;

> Nhiều trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking để nộp thuế thiếu thông tin (như mã số thuế, tài khoản, chương, khoản, tiểu mục - nội dung kinh tế) nhưng hệ thống của NH vẫn thực hiện lệnh chuyển tiền. Trong khi đó cán bộ NH chưa nắm vững quy trình thủ tục, không hướng dẫn người nộp thuế lập Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN theo mẫu C1-07 (ban hành kèm Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10-1-2013 Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ kho bạc (TABMIS) và nộp tại cơ quan thuế mà người nộp thuế nộp hồ sơ quyết toán thuế để điều chỉnh các thông tin cho đúng. Do vậy người nộp thuế buộc phải đến NH thực hiện lại lệnh chuyển tiền mới có bổ sung đầy đủ các chỉ tiêu. Việc làm này khiến người nộp thuế vừa mất chi phí khi phải thực hiện nộp tiền 2 lần, vừa mất thời gian cho việc lấy lại khoản tiền nộp thừa. Không những thế việc lấy lại khoản tiền nộp thừa cũng rất phức tạp, không thuộc thẩm quyền của NHTM, người nộp thuế cũng lại phải lập Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN và chờ đợi từ phía KBNN cùng cơ quan thuế.

Bên cạnh đó hệ thống thanh toán giữa nhiều NH liên thông chưa tốt, nên khi chuyển tiền đi (từ NH phục vụ người nộp thuế đến NH nơi KBNN mở tài khoản) thường bị trục trặc, có giao dịch đến vài ngày sau mới nhận được xác nhận chuyển tiền thành công; điều này đã khiến cho nhiều người nộp thuế mang tâm lý “thà đến trực tiếp KBNN nộp tiền, chờ lấy biên lai còn hơn bị phạt khi nộp thuế trễ hạn”.

Đa số tại các NH giao dịch viên được giao kiêm nhiệm thu NSNN bên cạnh việc vẫn tham gia các hoạt động giao dịch khác, nên dễ bị phân tâm, chậm muộn hoặc gặp sai sót, đồng thời một số cán bộ còn thiếu kiến thức, kỹ năng hướng dẫn khách hàng khi gặp các vấn đề vướng mắc. Vì vậy gây tâm lý ức chế cho người nộp thuế hoặc gây ảnh hưởng đến việc chấp hành thời hạn nộp thuế của người nộp thuế. Trong khi đó việc nhập chứng từ của cán bộ ngân hàng bị sai mục lục NSNN, sai mã số thuế... đặc biệt là sai mã địa bàn thu NSNN dẫn đến việc điều tiết sai địa bàn thụ hưởng NSNN. Ngay lập tức cả KBNN cơ quan thuế không có khả năng kiểm tra chính xác được địa bàn nộp thuế của người nộp thuế từ các chứng từ nhập sai này, mà việc thực hiện thu tiền thuế nộp chỉ có thể căn cứ vào dữ liệu nhập của cán bộ NH. Do đó việc giải quyết các sai sót trong quá trình thu nộp thuế do lỗi từ phía các NH mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người nộp thuế.

Bên cạnh đó trên Bảng kê nộp thuế (mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của Bộ Tài chính) chỉ có các cột: số thứ tự, nội dung các khoản nộp NS, kỳ thuế, số tiền nhưng lại thiếu các cột chương, nội dung kinh tế. Điều này tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc ghi chép nhưng lại gây khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong việc xác định mục lục NSNN để hạch toán, rất dễ nhầm lẫn khi nhập chứng từ vào máy.

• Theo quy định mới tại Thông tư 32/2014/TT-BTC thì thời điểm “cut off time” (thời điểm tạm ngừng truyền, nhận chứng từ thanh toán trong ngày để đối chiếu số liệu thanh toán trong ngày giữa KBNN và NHTM) được quy định là 16 giờ hàng ngày, nhưng hiện tại các NH ủy nhiệm thu vẫn thực hiện truyền số liệu sau 17 giờ. Do vậy khiến các khoản thu này bị xử lý chậm muộn tại KBNN.

+ Từ phía cơ quan thuế và KBNN:

• Cơ sở dữ liệu về người nộp thuế để truy cập, kết xuất của Tổng cục Thuế vẫn chưa đầy đủ, còn nhiều sai sót.

Trước đây và hiện nay ở nhiều địa phương ứng dụng công tác quản lý thuế đang phân tán ở 3 cấp của ngành Thuế đó là cấp Tổng cục, cấp Cục và cấp Chi cục. Vì vậy từ tháng 08/2014 Tổng cục Thuế đã thực hiện triển khai ứng dụng Hệ thống

quản lý thuế tập trung (TMS) cho 5 tỉnh bao gồm: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hung Yên, Hải Phòng và Hải Duơng. Với ứng dụng này sẽ giúp cơ quan thuế tổng hợp và cung cấp thông tin tổng quan cho nguời nộp thuế về số thuế phải nộp, đã nộp, nộp thừa, đuợc hoàn..., đồng nhất thông tin định danh của nguời nộp thuế, tạo thuận lợi khi phối hợp thu với KBNN và NHTM, nhất là thuận lợi trong việc cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu 0521 Giải pháp tăng cường thu thuế nội địa qua hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Hải Dương Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 86 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w