5. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượngdịch vụ công của Trung tâm Phục vụ hành
hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế (Trung tâm) chính
thức đi vào hoạt động từngày 25/12/2017, tại địa chỉ01 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, với phương châm hoạt động: “Thân thiện - Đơn giản - Đúng hẹn”.
Sự ra đời của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh cùng với hệ thống Trung
tâm hành chính công cấp huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã là
giải pháp hiệu quảđể đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết các
TTHC của các cơ quan nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bà Trần Thị Hoài Trâm, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh cho biết thêm, khi Trung tâm đi vào hoạt động sẽ đảm bảo các nguyên tắc cơ bản
sau: Đảm bảo người dân chỉ nộp hồsơ và nhận hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục
hành chính tại một địa điểm duy nhất nhằm quản lý thống nhất, đồng bộ việc giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn, thúc đẩy thực hiện thủ tục hành chính liên thông giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương; Đảm bảo số hóa, tạo lập hồ sơ điện tử và lưu vết toàn bộ hồ sơ được tiếp nhận tại Trung tâm, hướng tới những thành
phần hồsơ này không cần phải nộp lại khi công dân, tổ chức tham gia giải quyết thủ
tục hành chính tại các Trung tâm Hành chính công ở lần tiếp theo trên địa bàn toàn
tỉnh; đồng thời, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công mức độ 3; Việc số hóa hồ sơ khi công dân, tổ chức đến thực hiện thủ tục hành chính thực chất là cơ quan nhà nước
hướng dẫn và hỗ trợ công dân, tổ chức thực hiện dịch vụcông trực tuyến mức độ 3, mức độ4; Đảm bảo việc giám sát, theo dõi quá trình tiếp nhận, xửlý và hoàn trả thủ
tục hành chính nhanh, gọn, công khai minh bạch, giảm chi phí thực hiện TTHC,
tăng cường tính liên thông trong giải quyết TTHC cũng như đánh giá mức độ hài lòng, các chỉ số, năng lực cạnh tranh của địa phương... tạo thuận lợi cho người dân,
doanh nghiệp; tạo điều kiện cho chính quyền địa phương giám sát, đôn đốc, theo
dõi một cách khách quan, độc lập.
Tập trung công tác tuyên truyền về CCHC để người dân hiểu về vấn đề này. Hình thức niêm yết TTHC phải linh hoạt, chuyển tải nội dung TTHC đến người
dân. Cải cách tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ, cán bộ đảng viên đối với công tác CCHC.
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Trung tâm Hành chính công huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Qua nghiên cứu về thực tiễn của một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của các đơn vị, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho
Trung tâm Hành chính công huyện Nam Đông:
Thứ nhất, sựquan tâm và chỉ đạo thực hiện quyết liệt của UBND huyện Nam
Đông. Có thểnói, sự quan tâm hơn của lãnh đạo các địa phương đối với chất lượng dịch vụhành chính công (so với mặt hoạt động thường xuyên khác của địa phương)
có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người dân. Chất lượng dịch vụ hành chính công phụ thuộc đáng kể vào quyết tâm của Ban lãnh đạo UBND huyện và Trung tâm Hành chính công huyện cũng như sự triển khai đồng bộcông tác cải cách hành chính của tất cảcác phòng ban chuyên môn.
Thứ hai, nhận thức về lắng nghe ý kiến của người dân và tổ chức tốt hoạt động
này. Việc cải cách hành chính và các thủ tục về dịch vụhành chính công có ý nghĩa
quan trọng đối với người dân. Tuy vậy, nhu cầu và mong muốn cũng như điều kiện thực tế của họ không giống nhau nên cần phải hiểu rõ tình hình thực tế đó cũng là điều kiện cần thiết cho việc đánh giá và đo lường chất lượng dịch vụcông.
Thứ ba, tạo tính thống nhất trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
tại địa phương, quy định rõ các lĩnh vực công việc thực hiện theo cơ chế một cửa,
các lĩnh vực công việc thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông; có quyết tâm cao
của cả hệ thống chính trị trong việc cải cách TTHC và giải quyết công việc của tổ
chức và cá nhân; đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tiếp nhận, xửlý,
giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân, tạo bước đột phá mạnh mẽđối với nhiệm vụ CCHC của tỉnh năm 2019 và những năm tiếp theo.
Thứtư, đảm bảo những điều kiện liên quan đến cung ứng dịch vụ hành chính công và chất lượng dịch vụ hành chính công. Chất lượng đội ngũ công chức, viên
chức và thực hiện phân cấp quản lý góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ. Tầm quan trọng của đầu tư úng dụng CNTT và xây dựng “chính quyền điện tử” cũng như hệ thống cơ sở vật chất cần thiết khác, đặc biệt là ởTrung tâm Hành chính công
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG
HUYỆN NAM ĐÔNG