Quy trình thủ tục hành chính trong dịch vụ hành chính công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại trung tâm hành chính công huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 89 - 92)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Quy trình thủ tục hành chính trong dịch vụ hành chính công

Kết quả khảo sát cho thấy, tiêu chí này có tác động thấp hơn so với các tiêu chíkhác trong mô hình với mức giá trịtrung bình chưa được cao là 3,42. Tuy nhiên, yêu cầu đơn giản, rõ ràng về hồsơ, thủ tục hành chínhcó ảnh hưởng đến sựhài lòng

của người dân. Do đó, việc tiếp tục cải cách hành chính, rà soát quy trình, chuẩn hóa văn bản là công tác trọng tâm cần tiến hành để đạt được mức độ hài lòng cao hơn

nữa vềtiêu chí này trong thời gian tới.

Cải tiến trình tự tiếp nhận, giải quyết và giao trả hồ sơ thông qua việc đẩy mạnh triển khai giải quyết hồ sơ trực tuyến, điều này tạo thuận lợi cho người dân

Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát tất cảcác quy định của pháp luật về thủ

tục hành chính công, từ đó loại bỏ những thủ tục không cần thiết, không phù hợp với điều kiện thực tế thuộc thẩm quyền; hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi

bỏ một số thủ tục, biểu mẫu, hoặc thông tin không cần thiết trong các biểu mẫu.

Bên cạnh đó, việc liên tục cập nhật các phần mềm quản lý, ứng dụng công

nghệ thông tin sẽ là chìa khóa cho sự thành công của nền hành chính công trong tương lai cho địa bàn tỉnh nói riêng và cảnước nói chung.

Bố trí nhân viên hướng dẫn công dân, tổ chức sử dụng các phần mềm tra cứu, lấy phiếu tự động…tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu thông tin, giúp cho người dân và cơ quan, doanh nghiệp khi tiếp cận dịch vụ có thể dễ dàng hiểu và

thực hiện nhanh chóng.

Ngoài ra, các cán bộ quản lý phụ trách cải cách hành chính có thể tham khảo,

trao đổi thêm với các địa phương khác để tích lũy thêm kinh nghiệm cũng như tiếp thu nhiều hơn những sáng kiến mới, phù hợp với địa bàn.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận

Với các mục tiêu nghiên cứu được đề ra, luận văn “Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại Trung tâm Hành chính công huyện Nam Đông, tỉnh Thừa

Thiên Huế” đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng như sau:

Một là, làm rõ được cở sở lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ và chất

lượng dịch vụ hành chính công, đồng thời trên cở sở trình bày tổng quan vềcác tài

liệu và công trình nghiên cứu liên quan trước đây, tác giả đã nêu được mô hình nghiên cứu cụ thể và mô hình nghiên cứu đề xuất với thang đo đi kèm nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dịch vụhành chính công tại Trung tâm Hành chính công huyện Nam Đông.

Hai là, trên cơ sở những lý luận tổng hợp, tác giả đã giới thiệu tình hình cải

cách hành chính tại UBND huyện Nam Đông nói chung và Trung tâm Hành chính công huyện nói riêng với những kết quả đạt được và hạn chế trong thời gian qua, phân tích làm rõ thực trạng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công qua đánh giá nhìn nhận của người dân trên các góc độ nhân tố: thái độ phục vụ, khảnăng đáp ứng, sự tin cậy, quy trình thủ tục hành chính.

Những vấn đềđặt ra trong nội dung Luận văn này góp phần làm sáng tỏ những giải pháp bằng phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công, xây dựng mô hình khảo sát, phân tính kết quả nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng, để nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính trong thời gian tới.

- Tiếp tục kiện toàn Tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ

phận TN&TKQ.

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính gắn với việc tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính các cấp nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các ngành, các cấp.

- Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vào việc nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công. Từng bước hiện đại hoá công tác hành chính, ứng dụng

các công nghệ hiện đại vào công tác quản lý: tin học, điện tử, sốhoá. Đổi mới, nâng

cao phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộcông chức “vừa hồng vừa chuyên”.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhiều

hơn nữa.

Bên cạnh những kết quả và điểm mới đề tài cũng có những hạn chế đòi hỏi cần phải có các nghiên cứu tiếp theo: Thứ nhất, đề tài nghiên cứu chỉ tập trung

nghiên cứu một phạm vi hẹp là Trung tâm Hành chính công huyện; Thứ hai, việc lấy mẫu không nhiều nên không tránh khỏi trường hợp mẫu điều tra không phản ánh

hết độchính xác đặc điểm nghiên cứu của tổng thể; Thứba, các yếu tốtác động vào

sựhài lòng của người dân thường biến đổi theo nhu cầu đa dạng cũng như đời sống kinhtế, trình độ nhận thức của người dân và thường xuyên trong điều kiện môi trường pháp lý luôn thay đổi như hiện nay.

Chính vì vậy, tác giả rất mong muốn nhận được sự quan tâm và đóng góp ý

kiến từ thầy cô và tất cả những người có quan tâm đến đềtài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại trung tâm hành chính công huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 89 - 92)