năng nhận thức, phân tích, tổng hợp, tích lũy và ghi nhớ của bản thân từng người. Chính kinh nghiệm này cũng góp phần cho việc hình thành năng lực thực tiễn của
NNL QLNN và tăng hiệu quả công vụ mà họ phải đảm nhiệm.
1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực khối quản lý nhà nước nước
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực (NNL) của một số học giả như Milton Freidman, Simon Kuznet, Gary Becker… đã cho rằng vốn nhân lực là
con người dưới dạng nguồn vốn, bao gồm thể lực, trí tuệ, kỹnăng nghề nghiệp của cá nhân sở hữu và là một nguồn vốn quan trọng nhất đối với quá trình sản xuất. Đặc biệt,
vào đầu những năm 1980, sự ra đời của lý thuyết phát triển con người được coi là bước tiến dài trong nghiên cứu về NNL. Ởđây, NNL không chỉđược nhìn nhận thuần túy như
một nguồn lực dùng cho tăng trưởng giống như những nguồn lực khác mà nó còn được
được nhìn nhận dưới giác độ là một nguồn vốn quan trọng - vốn con người trong quá
trình tăng trưởng. Nguồn vốn này đòi hỏi phải thường xuyên tích lũy, bảo tồn và phát triển. Một số ấn phẩm tiêu biểu: “Human Resources Administration: Problems of Growth and Change” của Wasmuth William (1970); “Human Resources Management. A Tool for Competitive Advantage” của Kleiman Lawrence (1997); “Human Resources Management. An Experiential Approach” của Bernardin H.John (1998);
“Manegerment of Human Service Programs” của Lewis Judith A (2001)… Các công
trình này đều cho rằng: Nếu như trước đây tăng trưởng chủ yếu dựa vào tỷ lệ tiết kiệm,
tích lũy tư bản và vốn hiện vật thì trong giai đoạn hiện nay nhân lực, công nghệ, thể chế
chính trị và văn hóa là các yếu tố có vai trò quyết định sựtăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Các tác giảcũng tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý, sử dụng NNL sao cho hiệu quả, tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua việc quản lý tốt NNL cho các DN…
Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (International Labour Organization) đã đưa ra khái
niệm và các yếu tố của phát triển NNL từ khá sớm trong các báo cáo. Các ấn phẩm của
ILO thường xuyên lưu ý rằng khái niệm mở rộng của việc phát triển NNL vượt ra ngoài quan hệlao động với khảnăng và quyền lợi cốt lõi của phát triển con người, và
tầm quan trọng của dinh dưỡng, giáo dục và ước muốn của người lao động. Công ước 142 và Khuyến nghị 150 (ILO, 1975) là hai công cụ chính phát triển NNL, và cả hai
đồng thuận với khái niệm vềđào tạo nghề.
Một số ấn phẩm của UNDP và các báo cáo về Phát triển con người (Human Development Report) cũng đã cung cấp những vấn đề vềphương pháp luận, xây dựng mục tiêu chính sách nhằm phát triển con người qua những kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới,… Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng giáo dục - đào
tạo, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng có vai trò rất lớn đến phát triển NNL của các quốc gia.
Chu Văn Cấp (2012), trong bài nghiên cứu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững Việt Nam. Trong công trình, tác giảcũng đã nêu ra vai
trò của NNL chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trình bày thực trạng về NNL chất lượng cao của Việt Nam và đưa ra các giải pháp mang tính vĩ
mô cho việc phát triển NNL chất lượng cao của Việt Nam trong thời gian tới.
Phạm Thành Nghị (Chủ biên - 2007), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về NNL và quản lý NNL; phân tích hiệu quả quản lý NNL và những yếu tố tác động đến quản
lý NNL nước ta trong quá trình CNH, HĐH đất nước.
Nguyễn Văn Khánh (2010), Xây dựng và phát huy nguồn nhân lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách
đã phân tích khá sâu nguồn lực trí tuệ Việt Nam với nhiều góc độ về nguồn lực trí tuệ;
đánh giá thực trạng nguồn lực trí tuệ, chỉ rõ hạn chế, bất cập về trình độ chuyên môn, khả năng hội nhập, về cơ cấu của nguồn lực trí tuệnước ta; đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất
nước trong thời kỳ mới.
Nguyễn Hữu Hải (2008) bài viết: Những vấn đề đặt ra về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo nhu cầu; đã phân tích những thành tựu đạt được trong đào tạo đội ngũ
phát triển lực lượng cán bộ này. Bài viết cũng phân tích sự cần thiết phải đào tạo cán bộ công chức theo nhu cầu; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo cán bộ công chức ở một số khía cạnh: đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng hạ tầng của các cơ sởđào tạo.
Mai Đức Ngọc (2016), trong bài viết: Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ công chức trong thời kỳ đổi mới, đã nêu rõ vai trò quan trọng của cán bộ công chức trong việc hoạch định, tổ chức và triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước; quyết
định sự thành công hay thất bại của đường lối, chính sách do cơ quan, tổ chức vạch ra.
Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nền công vụ, cải cách hành chính, bộ máy nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tác giảcũng phân tích những điểm mạnh và hạn chế về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và vai trò của cán bộ công chức trong thời kỳđổi mới,
đó là: đổi mới tư duy, hoàn thiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức; coi trọng công tác đánh giá, tuyển chọn làm cơ sở cho việc quy hoạch, sử dụng đúng, hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức; phát hiện, đào tạo, sử dụng đội
ngũ cán bộ, công chức có triển vọng…
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu liên quan đến cải cách hành chính nhà
nước gắn với yêu cầu phát triển cán bộ công chức QLNN…
Tóm lại, các công trình nghiên cứu liên quan đề tài luận văn đã cho thấy bức tranh khá toàn diện cả lý luận và thực tiễn về NNL, phát triển NNL và chất lượng NNL khối quản lý nhà nước. Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định NNL khối quản lý nhà
nước có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển của các quốc gia, là động lực phát triển KT - XH; khẳng định vai trò to lớn và sự cần thiết phải đổi mới và phát triển NNL khối quản lý nhà nước.
Các vấn đề lý luận, thực tiễn về giáo dục - đào tạo với phát triển NNL quản lý nhà
trình đào tạo để phát triển NNL quản lý nhà nước sẽđược tác giả luận văn kế thừa, vận dụng và phát triển vào công trình nghiên cứu của mình. Nó giúp cho tác giả có thêm
cơ sở khoa học, các căn cứ lý luận - thực tiễn để luận giải và làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn.
Tuy nhiên, mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì yêu cầu về NNL quản lý nhà nước
đặt ra những đòi hỏi khác nhau, đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong thời kì mới. Trong
điều kiện hiện nay, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tếđòi hỏi phải có NNL quản lý nhà nước chất lượng cao đủ sức, đủ tầm và đủ tâm để thực hiện thắng lợi sự nghiệp phát triển của đất nước. Điều đó đòi hỏi phải có những giải pháp
mang tính đột phá để giải quyết vấn đề. Mặt khác, do cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu của từng công tŕnh, mà chưa có công tŕnh nào tŕnh bày một cách có hệ thống, toàn diện và cụ thể về phát triển NNL quản lư nhà nước ở Việt Nam nói chung và các địa
phương nói riêng. Hơn nữa những giải pháp đã được đề xuất chưa được hiện thực hóa nhiều trong thực tiễn cuộc sống. Do vậy, đây là một vấn đề rất cần thiết được nghiên cứu hiện nay.
1.2.1 Kinh nghiệm về công tác phát triển nguồn nhân lực khối quản lý nhà nước cho Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn
Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết là đội ngũ cán
bộ lãnh đạo các cấp, các ngành về vai trò, tác dụng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để có những nỗ lực cần thiết và biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này.
Thứ hai, có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo hợp lý nâng cao trình độ mọi mặt cho nguồn nhân lực; xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng nguồn nhân lực theo hướng vừa thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua hình thức thi tuyển, vừa ưu tiên xét
tuyển tạo nguồn nhân lực tại chỗ là người dân tộc thiểu số để giải quyết việc làm cho
người lao động và cần có những khóa học đào tạo ban đầu, đào tạo dài hạn, và sau đó
chú trọng mở các khóa đào tạo ngắn hạn vài ngày, một vài tuần nhằm bồi dưỡng nâng
Thứ ba, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, tương xứng và phù hợp với năng lực làm việc.
Quan tâm đến những nhu cầu văn hóa, tinh thần động viên, khuyến khích kịp thời cá nhân có nhiều cống hiến cho Chi cục.
Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực tương xứng về sốlượng và chất lượng.
Kết luận chương 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày được những nhận thức cơ bản về nguồn nhân lực thuộc khối quản lý nhà nước ; những nội dung cơ bản trong thực hiện phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước; trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước và kinh nghiệm về công tác phát triển nguồn nhân lực cho Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH LẠNG SƠN