.6Công tác đãi ngộ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của chi cục quản lý thị trường tỉnh lạng sơn (Trang 64 - 67)

Chính sách đãi ngộ công chức bao gồm cảđãi ngộ về vật chất và khuyến khích về tinh thần: thưởng; phụ cấp chức vụ, khu vực, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà công vụ và các dịch vụ xã hội được bao cấp một phần hoặc toàn bộ; lương hưu, nghỉốm, nghỉđẻ, nghỉphép hàng năm, tham quan du lịch; sự

tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao tặng.

Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn là đơn vị được đánh giá đi đầu trong việc thực hiện các

chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức trong cơ quan cả về tinh thần và vật chất. Chếđộthưởng làm thêm ngoài giờ luôn đảm bảo đầy đủtheo đúng quy định.

Hàng năm, để tạo nguồn khích lệ, động viên, Công đoàn Chi cục tổ chức các đợt tham quan, học tập cho các đoàn viên trong cơ quan đi tham quan, học tập tại các tỉnh bạn, hoặc một số nước trong khu vực. Đối với những cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cùng với các tiêu chuẩn khác, Lãnh đạo Chi cục đề xuất Sở Công Thương, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc cao hơn tặng bằng khen, các danh hiệu để

kịp thời, khích lệđộng viên.

Công tác thăm hỏi, động viên, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống cũng thường

xuyên được Lãnh đạo Chi cục quan tâm và chỉ đạo các tổ chức đoàn thểtrong cơ quan như Công đoàn, Đoàn Thanh niên…thực hiện tốt.

Chính vì vậy, Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn luôn được xem là đơn vị đoàn kết, môi

trường làm việc lành mạnh, mỗi cán bộ, công chức luôn cố gắng, nỗ lực với khảnăng tốt nhất của mình hoàn thành tốt các nhiệm vụđược giao.

Kết quả đánh giá thực tiễn về mức lương thường bị lảng tránh và ít người tham gia

Bảng 2.15: Kết quảđánh giá mức lương của nguồn nhân lực Chi cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn Tiêu chí Sốngười trả lời Tỷ lệ trả lời (%) Phù hợp với vị trí công việc 21 28.38 Đáp ứng được cuộc sống 16 21.62 Tạo động lực làm việc 16 21.62 Hấp dẫn, thu hút tuyển dụng NNL 21 28.38 Tổng 74 100

(Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp năm 2017)

Về kết quả đánh giá vềđãi ngộ trong cải thiện điều kiện làm việc. Đó chính là những

điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật như phòng làm việc, bàn ghế, điện thoại, máy

tính, các văn phòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và

môi trường không khí như nhiệt độ, tiếng ồn, bụi bặm, ánh sáng. Điều kiện làm việc có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng làm việc của cán bộ, công chức và hiệu quả làm việc của họ. Nếu điều kiện làm việc tốt, cán bộ, công chức vui vẻ, thoải mái, hiệu quả làm việc sẽ cao. Ngược lại, điều kiện làm việc không tốt gây căng thẳng, ức chế và ảnh

hưởng không nhỏ tới hiệu quả làm việc. Chính vì vậy, tùy theo điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị mà trang bị cho cán bộ, công chức có điều kiện làm việc phù hợp, thuận tiện.

Bảng 2.16: Kết quảđánh giá điều kiện làm việc của nguồn nhân lực Chi cục quản lý thịtrường tỉnh Lạng Sơn

Tiêu chí Sốngười trả lời

(lượt) Tỷ lệ trả lời (%)

Được trang bịphương tiện làm việc 70 94.59

Không gian làm việc đảm bảo 56 75.68

Quy trình làm việc rõ ràng 50 67.57

Nội quy, quy chếđảm bảo thực thi 61 82.43

(Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp năm 2017)

Trong điều tra 80 cán bộ thì thu về kết quả 74 phiếu, với tỷ lệ trả lời như trong bảng thống kê 2.16, một số lảng tránh trả lời những câu hỏi trên do không hiểu hoặc không

muốn trả lời. Đa số cán bộ cho rằng, được trang bị phương tiện làm việc như bàn, ghế

làm việc; bàn ghế tiếp khách; điện thoại bàn, máy vi tính, máy in, văn phòng phẩm, tỷ

lệ trả lời là 94,59%. Các nội quy, quy chế đảm bảo thực thi chiếm 82,43%, các quy

định về giờ giấc làm việc, giờ nghỉ, ngày nghỉ,.. Còn quy trình làm việc rõ ràng chỉđạt

67,57%, nguyên nhân là do trình độ chuyên môn của cán bộ còn khá hạn chế, thường trông chờ ý kiến chỉ đạo mới thực hiện nên đôi lúc, hiệu quả công việc theo quy trình còn chậm trễ.

Đánh giá về công tác khen thưởng, tuy không thu được kết quả tham gia đánh giá nhiều của các các bộ, nhưng cũng góp phần phản ánh được thực trạng hoạt động này ở đơn vị.

Bảng 2.17: Kết quảđánh giá chính sách khen thưởng nguồn nhân lực của Chi cục quản lý thịtrường tỉnh Lạng Sơn Tiêu chí Sốngười trả lời (lượt) Tỷ lệ trả lời (%) Khen thưởng kịp thời 43/74 58,18 Đúng người, đúng thành tích 51/74 68,92 Định mức khen thưởng hợp lý 54/74 72,93 Tạo động lực làm việc 41/74 55,4

(Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp năm 2017)

Về tỷ lệ trả lời liên quan đến chính sách thi đua khen thưởng thu về được ít kết quả hơn, hầu hết mọi người đều lảng tránh việc trả lời mà không nêu nguyên nhân. Công

tác thi đua, khen thưởng duy trì còn mang tính hình thức, rập khuôn, máy móc, chưa

tạo được động lực và sự tham gia của đông đảo cán bộ, trong cơ quan QLNN. Điều này thể hiện rõ ở nội dung, chỉ tiêu thi đua chung chung, chủ yếu sao chép nội dung,

chưa cụ thể hóa sát với đặc điểm, nhiệm vụ của tổ chức. Hơn nữa, nhiều thời điểm, các phong trào thi đua còn “chồng lấn” nhau, phong trào này chưa kết thúc đã có phong

trào khác, dẫn đến nhàm chán. Đã vậy, sau mỗi đợt, mỗi phong trào, việc biểu dương khen thưởng chưa kịp thời, xét khen thưởng làm không đúng quy trình dẫn đến khen

thưởng và đề nghị khen thưởng chưa đúng người, đúng việc, chỉ có 58,18% cán bộ đánh giá; có những tập thể, cá nhân đáng khen thì không khen, không đáng khen lại

được khen, từ đó làm phản tác dụng của khen thưởng, tạo tâm lý cho cán bộ QLNN không mấy mặn mà với các phong trào thi đua. Khí thế của phong trào thi đua chua

cao, tính hiệu quả thấp, tác dụng giáo dục chưa thật sự sâu rộng, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ do thực tếđơn vịđặt ra, chỉcó 68,92% người đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của chi cục quản lý thị trường tỉnh lạng sơn (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)