Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức và không chuyên trách phường phước long, thành phố nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 30 - 31)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc

2.3.1. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của

của người lao động

Nhiều nhà khoa học đã cho thấy rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến khả năng nâng cao động lực làm việc của ngƣời lao động, đặc điểm công việc là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến tạo động lực lao động (Hackman và Oldham, 1974); Yếu tố thúc đẩy động lực làm việc của CBCC lên cao là thì giờ làm việc linh hoạt và cơ hội thăng tiến (Daley, 1986; Emmert and Taher. 1992); Còn nghiên cứu của Janer Cheng Lian Chew (2004) cho rằng hành vi lãnh đạo, quan hệ nơi làm việc, văn hóa và cấu trúc mơi trƣờng làm việc có tác động nhiều đến động lực làm việc hiệu quả của nhân viên.

Nhằm hƣớng đến các yếu tố và các chiến thuật có thể sử dụng trong thực tiễn và từ đó tăng khả năng tạo động lực của nhà quản lý đối với nhân viên trong khu vực công, nghiên cứu của Re’em (2010) có tựa đề “Tạo động lực thúc đẩy nhân viên ở khu vực công: các công cụ ứng dụng trong thực tiễn” đƣợc thực hiện. Theo tác giả, động lực làm việc đóng vai trị thiết yếu đối với động lực làm việc của ngƣời lao động. Tác giả tổng hợp các tài liệu, nghiên cứu về động lực làm việc ở cả hai khu vực cơng và tƣ sau đó phân tích theo hƣớng ứng dụng thực tiễn bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý ở từng khu vực.

Dù chƣa thể tham khảo hết những cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc nhƣng từ một số kết quả nghiên cứu trƣớc đã cho thấy đây là vấn đề quan trọng đƣợc nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, các cơng trình nghiên cứu đã chỉ rõ những nội dung, các yếu tố chủ yếu và từ đó làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của tạo động lực của ngƣời lao động. Tạo động lực cho ngƣời lao động cũng chính là chìa khóa thành cơng để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và hiệu quả hoạt động cho tổ chức.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về tạo động lực cho ngƣời lao động ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc nên đƣợc sự quan tâm lớn trong thời gian hiện nay nhƣ:

Bài viết “Xây dựng khung lý thuyết về động lực làm việc ở khu vực cơng tại Việt Nam” của tác giả Hồng Thị Hồng Lộc và Nguyễn Quốc Nghi (2014) Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ đã xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở cho mục đích khám phá các yếu tố chính ảnh hƣởng đến động lực làm việc của CBCC và viên chức ở khu vực công trong nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức và không chuyên trách phường phước long, thành phố nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)