Động lực làm việc của con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức và không chuyên trách phường phước long, thành phố nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 26 - 27)

Động lực làm việc là thái độ hành vi của cá nhân, nó bắt nguồn từ các nhu cầu nội tại khác nhau của cá nhân đó và thúc đẩy cá nhân hành động để thỏa mãn các nhu cầu này; Động lực làm việc cũng bao hàm năng lƣợng, mục tiêu, sự cố gắng, sự lựa chọn, sự kiên trì, và sức lực cần thiết của cá nhân trong quá trình lựa chọn, định hƣớng, tự thể hiện, thay đổi, kháng cự và liên tục của hành vi.

Động lực luôn có ảnh hƣởng đến hiệu suất làm việc của cá nhân và tổ chức; điều này luôn luôn đúng với bất cứ tổ chức nào, nhƣng đối với tổ chức nhà nƣớc điều này còn quan trọng hơn, bởi vì nếu CBCC không có động lực làm việc hoặc động cơ làm việc không tích cực sẽ ảnh hƣởng đến hiệu suất làm việc của cơ quan nhà nƣớc và có tác động không tốt đến xã hội, đến công dân – đối tƣợng phục vụ của các cơ quan nhà nƣớc.

Động lực là sự cố gắng để đạt đƣợc mục tiêu (Bedeian, 1993); Động lực là lực đẩy từ bên trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chƣa đƣợc thỏa mãn (Hifggins, 1994); Động lực là sự khao khát và sự tự nguyện của mỗi cá nhân (Maier và Lawler, 1973).

Động lực là sự khát khao, tự nguyện của ngƣời lao động để tăng cƣờng nỗ lực nhằm hƣớng tới một mục tiêu, kết quả nào đó (Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Văn Điềm, 2004, tr.134). Động lực là sự thúc đẩy khiến cho con ngƣời nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép để tạo ra năng suất, hiệu quả cao (Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013, tr.24). Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con ngƣời tích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao.

Hiệu quả công việc = Khả năng x Động lực

Khả năng = Tố chất bẩm sinh x Qua đào tạo x Từ các nguồn lực

Động lực = Tự nguyện x Khát khao

Động lực làm việc không tự nhiên xuất hiện mà là sự kết hợp đồng thời của các nguồn lực chủ quan thuộc về phía bản thân ngƣời lao động và nguồn lực khách

quan từ vấn đề môi trƣờng sống, môi trƣờng làm việc của ngƣời lao động. Tạo động lực cho ngƣời lao động từ lâu đã trở thành một trong những nhiệm vụ khó nhất và quan trọng nhất đối với mỗi nhà quản lý ở cả khu vực công và khu vực tƣ (Behn,1998). Nhƣ vậy, để có động lực cho ngƣời lao động thì phải tìm cách tạo ra đƣợc động lực đó bởi động lực trƣớc hết xuất phát từ trong nội tại của mỗi cá nhân (Nguyễn Thị Phƣơng Lan, 2015, tr.41).

Nếu CBCC nhà nƣớc làm việc thiếu hiệu quả thì quyền lực và pháp luật của nhà nƣớc có thể bị vi phạm, cơ quan nhà nƣớc hoạt động không những không hiệu quả, gây lãng phí lớn cả về tài lực lẫn vật lực mà còn làm giảm niềm tin của Nhân dân vào nhà nƣớc; Việc thực hiện cải cách hành chính hiện nay ở nƣớc ta không thể thành công nếu CBCC không có đủ năng lực, trình độ và động lực làm việc.

Vì vậy, trình độ, năng lực của CBCC có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nƣớc; tuy nhiên, đội ngũ CBCC có năng lực, trình độ chƣa hẳn đã làm cho hiệu quả quản lý hành chính đƣợc nâng lên nếu bản thân ngƣời CBCC làm việc thiếu trách nhiệm. Nhƣ vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nƣớc và thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhà nƣớc thành công, trƣớc hết ngƣời lãnh đạo quản lý cần phải quan tâm đến các mặt đời sống của CBCC tạo cho họ làm việc hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức và không chuyên trách phường phước long, thành phố nha trang, tỉnh khánh hoà (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)