Vai trò công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 37)

- Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật

Để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật, đòi hỏi trước hết ở chính các doanh nghiệp phải có sự hiểu biết về pháp luật, trước hết là Luật Doanh nghiệp và nhiều quy định pháp luật khác đặc biệt là pháp luật chuyên ngành. Bên cạnh đó là sự tôn trọng pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật, trên cơ sở đó doanh nghiệp mới đảm bảo thực hiện trọn vẹn quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kinh doanh, phát huy được vai trò của họ trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước với nhiệm vụ và quyền năng của mình đề ra pháp luật, tuyên truyền pháp luật và đảm bảo việc tuân thủ pháp luật thông qua các biện pháp cưỡng chế thi hành. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có những quyền được pháp luật xác định và bảo hộ, đồng thời cũng có những nghĩa vụ đối với nhà nước, đối với xã hội. Đây là những quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật xác định và bảo đảm thực hiện.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, hạn chế những rủi ro, thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội và chính các doanh nghiệp

Trong xã hội hiện nay, khi đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường và hòa nhập chung vào sự phát triển kinh tế sôi động của thế giới, hoạt động kinh doanh là yếu tố sơ bản đan xen, len lỏi vào tất cả các mặt của đời sống xã hội, những nội dung cơ bản trong kinh doanh như kinh doanh cái gì, dành cho đối tượng nào, hình thức, nội dung, chất lượng của nó ra sao tác động tới toàn xã hội như chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; môi trường sống; an toàn trong kinh doanh, đầu tư; vấn đề đạo đức, xã hội, học đường, an sinh xã hội… vì vậy Nhà nước cần phải đứng ra

quản lý hoạt động kinh doanh để đảm bảo xã hội được hài hòa và ổn định.

Hoạt động kinh doanh không chỉ diễn ra giữa các thương nhân với nhau, mà nó còn có mối liên hệ mật thiết giữa các doanh nhân với người dân trong xã hội, đó là các quan hệ ký kết hợp đồng kinh tế, các quan hệ mua bán phục vụ kinh doanh hoặc quan hệ mua bán phục vụ cho cuộc sống của con người. Vì vậy hoạt động quản lý của Nhà nước chính là hướng tới bảo vệ cho các doanh nhân và người dân trong xã hội, và cuối cùng chính là bảo vệ xã hội trong vòng trật tự cần thiết vốn có của nó.

Để đảm bảo quyền và và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật như Bộ Luật Dân sự; Luật Thương mại; Bộ Luật Hình sự; Luật Lao động; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật An toàn vệ sinh lao động; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;…

- Hạn chế hoạt động động tự phát, cạnh tranh không lành mạnh "cá lớn nuốt cá bé"

Hoạt động kinh doanh về bản chất là hoạt động tự phát xuất phát từ chính nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống và làm giàu chính đáng của chính các doanh nhân. Vì vậy nó rất dễ xảy ra những bùng phát nhất thời có thể kéo theo những hệ lụy đáng tiếc ảnh hướng tới xã hội với phạm vi rộng lớn. Hơn nữa, đặc điểm tự nhiên vốn có của kinh doanh chính là sự cạnh tranh giữa các doanh nhân và doanh nghiệp. Vì vậy để đảm bảo hoạt động kinh doanh lành mạnh, các doanh nghiệp phải cạnh tranh một cách lành mạnh, Nhà nước ban hành pháp luật cạnh tranh và bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh nhằm kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật; việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo pháp luật.

- Đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp theo định hướng kế hoạch nhà nước

bước vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã xác định đất nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh và kinh doanh đúng pháp luật, nếu như trước đây nhà nước ta can thiệp trực tiếp vào mọi hoạt động kinh tế - xã hội thì nay phương thức điều tiết đã có những thay đổi căn bản, Nhà nước thực hiện chức năng QLNN thông qua các hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô, sử dụng các công cụ điều tiết như thuế và thu chi ngân sách, tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng nhằm điều tiết chu kỳ kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, ổn định giá cả và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế.

Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước. Các nền kinh tế thị trường nguyên thuỷ dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi giản đơn có thể hoạt động một cách có hiệu quả mà không cần sự can thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên, vì nền kinh tế tăng trưởng dưới tác động bên ngoài ngày một phức tạp nên sự can thiệp của Nhà nước như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Nhà nước trong các nền kinh tế thị trường đóng một vai trò rất lớn trong việc tạo ra các điều kiện kinh tế để thị trường tư nhân có thể phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)