Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước liên quan đến doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 91 - 93)

+ Thực hiện tốt việc sắp xếp lại các cơ quan QLNN theo yêu cầu quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, đồng thời tăng cường phân cấp quản lý cho các địa phương, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thủ tục đầu tư và thành lập doanh nghiệp, quy định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm và các mối quan hệ quản lý, tránh chổng chéo, lấn sân nhau hoặc bỏ trống trận địa giữa các cơ quan có chức năng QLNN về kinh tế.

+ Công khai hóa thông tin quản lý. Để phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc thực hiện quyết liệt và triệt để hơn nữa việc công khai hóa và minh bạch hóa các quy định liên quan đến thủ tục hành chính của các cơ quan QLNN các cấp, cần phải công khai hóa, minh bạch hóa một cách kịp thời, đầy đủ mọi cơ chế, chính sách quản lý, công khai hóa và cởi mở các thông tin chuyên ngành từ các cơ quan nhà nước khác như Hải quan, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thống kê... Để hỗ trợ cho công tác này, có thể thành lập Cổng điện tử tích hợp các thông tin về pháp luật, về chính sách của Chính phủ, về các dịch vụ công, các quỹ hỗ trợ tài chính của Chính phủ, các giải pháp cho quản lý doanh nghiệp và giải đáp các vấn đề về quản lý doanh nghiệp, các thông tin doanh nghiệp địa phương và cơ chế chính sách của tỉnh liên quan đến doanh nghiệp.

+ Thực hiện có hiệu quả hiện đại hóa nền hành chính thông qua các biện pháp nâng cấp các công sở hành chính, phương tiện làm việc, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, văn phòng điện tử trong công tác hành chính, đồng thời mở rộng việc áp dụng và thực hiện triệt để các tiêu chuẩn quản lý ISO, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu GIS trong tất cả các cơ quan và ở tất cả các cấp quản lý.

+ Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách làm việc và đạo đức nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngàv càng sâu, rộng. Theo đó, cần xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể, khoa học về đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp, đồng thời thực hiện các biện pháp lành mạnh hóa đội ngũ cán bộ công chức, bao gồm tiếp tục đổi mới việc bố trí cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt; cụ thể hóa việc phân công, phân cấp quản lý; xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức, của người đứng đầu trong các cơ quan QLNN; xây dựng quy tắc ứng xử; công khai hóa tài

sản; kiểm soát thu nhập; thiết lập hệ thống tiếp nhận, xử lý các thông tin phản hồi từ phía người dân và doanh nghiệp về các vấn đề liên quan (thiết lập đường dây nóng, hộp thư, đối thoại trực tuyến...); tăng cường các biện pháp đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan QLNN các cấp.

+ Đẩy mạnh việc cải cách tiền lương nhằm cải thiện mức thu nhập và điều kiện sống cho cán bộ, công chức hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)