định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Doanh nghiệp trong nước phát triển theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với nhu cầu tất yếu khách quan và nguyện vọng của nhân dân, vì mục tiêu "độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Vì vậy, phát triển doanh nghiệp là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
Doanh nghiệp là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, đóng góp rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Lạng Sơn như việc huy động được nhiều nguồn vốn trong xã hội vào SXKD, thu hút nhiều đối tượng tham gia SXKD, tạo nên nhiều sản phẩm cho xã hội, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, tiêu dùng đồng thời đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách tỉnh. Thông qua việc SXKD các doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Do tính linh hoạt đặc thù của doanh nghiệp trong việc điều chỉnh quy mô, mục đích SXKD nên phát huy tối đa những ưu thế sẵn có của địa phương, đáp ứng nhanh nhất những nhu cầu của các đối tượng xã hội, vì vậy doanh nghiệp góp phần tích cực vào việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cả địa phương cũng như góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có những đóng góp rất quan trọng trong việc giải quyết việc làm ổn định cho một lực lượng lao động tương đối lớn của địa phương, qua đó góp phần ồn định tình hình an ninh, trật tự, nâng cao đời sống nhân dân. Có thể nói doanh nghiệp là một trong những nhân tố tích cực đóng vai trò hết sức quan trọng cùng với các thành phần kinh tế khác trong tỉnh tham gia tích cực vào sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, vì vậy nó là nhân tố cần được quan tâm phát triển.
đầu tư thúc đẩy CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN, đồng thời cũng là một lực lượng kinh tế rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều tiêu cực, khuyết tật, dễ vận động và phát triển đi ra ngoài quỹ đạo và định hướng của Nhà nước. Do đó, cần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững vàng dưới sự lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp, phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, các Hiệp hội doanh nghiệp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với khu vực doanh nghiệp; đồng thời tiếp tục đổi mới QLNN đối với doanh nghiệp vừa đảm bảo cho lực lượng kinh tế này phát triển đúng định hướng và có hiệu quả để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, vừa hạn chế những mặt tiêu cực, hướng nó đi theo con đường XHCN một cách tự giác, tự nguyện và hoà nhập vào nền kinh tế chung của cả nước.