Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt, nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn theo chiều bắc – nam từ 22027’- 2 019’ vĩ bắc, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học - công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 832.075,82 ha; địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển; nền nhiệt không quá cao, mùa đông tương đối dài và khá lạnh
Tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện và 01 thành phố trực thuộc tỉnh với 226 xã, phường, thị trấn. Dân số của tỉnh năm 2016 là 753.697 người, mật độ trung bình là 90,58 người/km2, (tuy nhiên tập trung lớn là ở thành phố Lạng Sơn với tổng số là 92.095 người với mật độ trung bình là 1.179,02 người/km2). Dân cư trên địa bàn tỉnh gồm các dân tộc chủ yếu như Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, H’Mông..., trong đó dân tộc Nùng chiếm 43%, Tày chiếm 36%, Kinh chiếm 16%, còn lại là các dân tộc khác Với những đặc điểm tự nhiên về vị trí địa lý trên, tỉnh Lạng Sơn có những ưu điểm phát triển kinh tế thương mại xuất nhập khẩu và phát triển nông lâm nghiệp đặc thù, tuy nhiên những đặc điểm về địa hình, địa chất, văn hóa dân tộc chính là hạn chế lớn trong QLNN, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.