Đánh giá tình hình thực tế khảo sát doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 76 - 79)

2.3.3.1 Mục tiêu và nội dung khảo sát

Để đánh giá có được cái nhìn khách quan và đánh giá được sát hơn công tác quản lý nhà nước của tỉnh Lạng Sơn đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Tác giả đã tiến hành thực hiện điều tra, khảo sát về mức độ hài lòng của doanh nghiệp dành cho các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh nhằm thu thập những thông tin đầy đủ nhất phục vụ công tác nghiên cứu của luận văn.

Nội dung khảo sát là để tìm hiểu nhu cầu đầu tư, nhu cầu về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, ... của doanh nghiệp, giúp cơ quan quản lý nhà nước để năm bắt được những

khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư trong thực hiện dự án, từ đó tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách về đất đai, xây dựng, môi trường, đăng ký kinh doanh, đầu tư và các thủ tục hành chính liên quan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; rà soát các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm để điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ cho phù hợp với thị trường và quyền kinh doanh của doanh nghiệp; Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; kết nối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Cơ sở dữ liệu sẽ là tiền đề để các cơ quan nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa từ đó góp phần cải thiện môi trường đâu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Người khảo sát tiến hành lựa chọn khảo đối với 20 doanh nghiệp trong phạm vi toàn tỉnh Lạng Sơn. Phương pháp khảo sát lựa trọn theo hình thức khảo sát trực tiếp.

Cuộc khảo sát thu thập những thông tin cơ bản gồm: a. Thông tin chung của doanh Nghiệp

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp c. Điều kiện tiếp cận của doanh nghiệp đối với sự hỗ trợ của nhà nước

d. Nhu cầu thực tế của doanh nghiệpmong muốn được nhà nước hỗ trợ

2.3.3.2 Kết quả khảo sát

Trong tổng số 20 doanh nghiệp được khảo sát thì có 10% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp sản xuất; 5% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai khoáng; 40% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; 45% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ thương mại. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa tổng mức vốn điều lệ trung bình khoảng 5 tỷ đồng.

Ngoài phần thông tin chung của doanh nghiệp tác giả đã thực hiện khảo sát một số nội dung nhằm nắm bắt đầy đủ thông tin nội dung thông tin phản hồi từ phía doanh nghiệp

nhằm hỗ trợ, bổ xung trong công tác quản lý nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp; Kết quả thu được như sau:

* Doanh nghiệp đánh giá về thời gian và chi phí thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn

Trong tổng số 20 doanh nghiệp được khảo sát thì có 85% doanh nghiệp cho rằng thời gian và chi phí cho các hoạt động thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là tốt, 10% cho rằng là chưa tốt và chỉ có một số ít doanh nghiệp đánh giá là bình thường.

* Thời gian để doanh nghiệp xin được giấy chứng nhận ĐKKD và hưởng ưu đãi

Đây là nội dung được các nhà đầu tư đánh giá khá tốt về mặt thời gian thực hiện các thủ tục ĐKKD; 100% các doanh nghiệp được hỏi đều cho rằng việc làm thủ tục ĐKKD và hưởng ưu đãi tại tỉnh Lạng Sơnđã đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. * Các yếu tố gây ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, kinh doanh tại tỉnh Lạng Sơn

Nội dung này là nội dung nhận được sự quan tâm hàng đầu từ phía các doanh nghiệp; Theo số liệu khảo sát thực tế cho thấy 85% các doanh nghiệp đều cho rằng điều kiện đáp ứng của thị trường của tỉnh là điều kiện tiên quyết khiến doanh nghiệp quyết định đầu tư kinh doanh; chỉ có một số ít doanh nghiệp cho rằng các chính sách của tỉnh là tác nhân chủ yếu để doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tại tỉnh.

* Chính sách ưu đãi tại Lạng Sơn

Ưu đãi đầu tư là một yếu tố quan trọng của doanh nghiệp từ khi triển khai đầu tư đến khi hoạt động kinh doanh ổn định. Các doanh nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn hầu hết là doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên việc ưu đãi đầu tư còn rất hạn chế trong lĩnh vực này.

* Nhu cầu của doanh nghiệp trong thời gian tới

Tuy còn khó khăn chung về hạ tầng, điều kiện thị trường, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp cùng với sự đồng hành của các cơ quan quản lý nhà nước, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu trong những năm tới. Cụ thể, 25% doanh nghiệp mong muốn vay vốn ngân

hàng, 35% doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm thị trường, 30% doanh nghiệp mong muốn xúc tiến xuất nhập khẩu.

Từ kết khảo sát thực tế cho chúng ta thấy rằng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, có số vốn điều lệ ít trung bình khoảng 5 tỷ đồng; Tuy nhiên theo đánh giá chung của các doanh nghiệp khi được tham gia khảo sát chúng ta cũng thấy được rằng công tác quản lý nhà nước và phục vụ, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của tỉnh Lạng Sơn là khá tốt cho sự phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)