Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 88 - 89)

Điểm tiến bộ lớn nhất trong cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở nước ta trong nhiều năm qua là cơ chế kiểm tra, giám sát được chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Nếu như trước đây, doanh nghiệp muốn được thành lập phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện kinh doanh như về vốn, tài sản, máy móc, thiết bị, quản lý, nhân lực, nhà xưởng, phương án kinh doanh,…. và được các đoàn thẩm định, kiểm tra của nhà nước tiến hành xác minh mới có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nay gọi là đăng ký doanh nghiệp), như vậy doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian chuẩn bị cho việc hình thành doanh nghiệp, đồng thời mất nhiều chi phí cho việc chờ đợi để được cấp ĐKKD, mất đi cơ hội kinh doanh, ý tưởng kinh doanh, niềm tin và động lực kinh doanh. Thì nay, Luật doanh nghiệp sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã thay đổi hoàn toàn cục diện, từ cơ chế tiền kiểm, nay các doanh nghiệp được tự do đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp những ngành nghề mà pháp luật không cấm, quy trình thành lập doanh nghiệp đã đơn giản hơn rất nhiều, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký thành lập doanh nghiệp với thành phần hồ sơ rất đơn giản: (1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, (2) Bản sao chứng thực cá nhân (như chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu), (3) điều lệ doanh nghiệp (đối với công ty), (4) danh sách các cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp (đối với trường hợp có từ 2 người góp vốn trở lên). Ngoài thành phần hồ sơ trên, doanh nghiệp không phải nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác. Trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp. Như vậy cơ chế tiền kiểm hầu như đã bị triệt tiêu.

Pháp luật quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp là tuân thủ pháp luật trong kinh doanh, đề cao ý thức và trách nhiệm tôn trọng pháp luật; đồng thời quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý theo chức năng nhiệm vụ, một mặt phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh, một mặt phải quản lý được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sao cho đúng pháp luật, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng mục tiêu, định hướng của Đảng và Nhà nước, đồng thời kịp thời phát hiện những doanh nghiệp vi phạm pháp luật để uốn nắn và xử lý kịp thời để tạo ra môi trường kinh doanh trong sạch, minh bạch và hiệu quả. Để thực hiện được

nhiệm vụ này, các cơ quan nhà nước phải tăng cường công tác hậu kiểm thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan; hoạt động thanh tra, kiểm tra phải phù hợp về thời điểm, hợp lý về thành phần, đúng chức năng nhiệm vụ, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tránh trùng chéo, gây khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp.

Pháp luật nghiêm cấm các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có những hành vi lợi dụng quyền hạn của Nhà nước để gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp, trục lợi cho cá nhân và gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)