Hoạt động của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 84 - 87)

hoạt động quản lý nhà nước đều trên cơ sở pháp luật

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN càng được khẳng định. Thực tế thời gian qua đã chứng minh, pháp luật trở thành một bộ phận cấu thành của cơ chế quản lý kinh tế - xã hội; không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với thực tiễn cuộc sống thì sự quản lý không thể vận hành một cách trôi chảy có mục đích. Thiếu pháp luật, trật tự quản lý rơi vào tình trạng rối loạn, vô chính phủ, mất phương hướng. Vì vậy, Nhà nước phải sử dụng công cụ pháp luật để tạo lập một môi trường thuận lợi cho mọi hoạt động xã hội và từng lĩnh vực của QLNN, bảo đảm để chúng được tiến hành vì lợi ích chung của xã hội.

Tăng cường QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động của doanh nghiệp là đòi hỏi của công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ:

Nhà nước ta làNhà nước pháp quyền XHCNcủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN

dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân

Để thực hiện chủ trương trên của Đảng, QLNN đối với hoạt động của doanh nghiệp phải giải quyết các vấn đề sau:

- Quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp phải bảo đảm tuân thủ Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại và các Luật chuyên ngành, các văn bản pháp luật có liên quan được thực hiện nghiêm túc. Các văn bản quy phạm dưới luật được ban hành để thực hiện luật phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế, tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật, các văn bản pháp quy có hiệu lực thấp hơn không được trái hoặc vô hiệu hóa văn bản pháp luật có giá trị cao hơn.

- Các cơ quan đối với hoạt động của doanh nghiệp phải được tổ chức và hoạt động trên cơ sở quy định của pháp luật, không một tổ chức, cá nhân nào có thể đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật.

- Pháp luật, Nhà nước bảo đảm cho mọi tổ chức, cá nhân được quyền tự do kinh doanh những nghành, nghề mà pháp luật không cấm, đồng thời có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước. Pháp luật quy định rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, quy định đầy đủ những hành vi bị cấm, những ngành nghề cấm kinh doanh.

- Nhà nước xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được thi hành nghiêm minh.

3.1.4 Đảm bảo phát triển doanh nghiệp một cách hài hòa về quy mô, phân bố hợp lý các đơn vị kinh tế

Phát triển doanh nghiệp phải căn cứ định hướng quy hoạch phát triển chung cua tỉnh cũng như quy hoạch phát triển các ngành nghề, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch của các địa bàn, địa phương cụ thể.

Doanh nghiệp phải được phát triển đảm bảo ổn định lâu dài với quy mô loại hình hợp lý trong sự gắn kết, liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau để thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của tỉnh góp phần nâng cao nguồn thu nhập và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực. Việc phát triển doanh nghiệp theo hướng đa dạng hóa ngành nghề nhưng cũng cần tập trung xác định những ngành nghề lợi thế để tập trung ưu tiên phát triển, trong đó chú ý những lĩnh vực phục vụ nhu cầu của tỉnh và những lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng thế mạnh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các ngành nghề như sản xuất công nghiệp, sản xuất máy móc thiết bị công nghệ cao, chế biến nông, lâm sản, maymặc, sản xuất vật liệu xây dựng...

Phát triển doanh nghiệp phải gắn với các làng nghề truyền thống vừa khơi dậy tính sáng tạo vừa phát huy lợi thế truyền thống của địa phương, kết hợp với ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý tiên tiến, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả SXKD của các làng nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào SXKD, Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, mở rộng quy mô.

Trong quá trình chỉ đạo phát triển doanh nghiệp, cần chú ý tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động đúng hướng và hiệu quả, vì vậy phải tạo dựng môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Đồng thời phải tạo bước chuyển biến một cách toàn diện và sâu sắc trong các tầng lớp nhân dân, trong đội ngũ những người làm công tác QLNN về trách nhiệm và sự cần thiết phải hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp một cách cụ thể thiết thực nhất để các doanh nghiệp được phát triển nhanh về số lượng, chất lượng, quy mô cũng như nâng cao năng lực SXKD, nâng cao khả năng và mức đóng góp vào ngân sách tỉnh, tham gia tích cực vào các hoạt động nhân đạo từ thiện, xóa đói giảm nghèo ở

địa phương. Bên cạnh việc khẳng định định hướng phát triển doanh nghiệp phù hợp với quy mô, trình độ và các điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp và điều kiện của địa phương thì phải đảm bảo một yêu cầu, có thể coi là một điều kiện bắt buộc là phải đảm bảo đúng định hướng XHCN trong quá trình vận hành nền kinh tế theo các quy luật chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)