Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với hoạt động của doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 79 - 82)

nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

- Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động và quản lý doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện và đồng bộ

Từ khi Luật doanh nghiệp năm 2005 và 2014 ra đời, nhiều văn bản nghị định, thông tư được ban hành nhằm hướng dẫn, cụ thể hóa Luật doanh nghiệp; nhiều luật chuyên ngành cũng được ban hành quy định tương đối đầy đủ và chi tiết tạo rất nhiều thuận lợi cho hoạt động và quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiều đạo luật khác cũng được sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm tương thích với Luật doanh nghiệp.

Chất lượng các văn bản pháp luật ngày càng được nâng cao, đặc biệt là quy trình làm luật được cải tiến, quá trình soạn thảo tập hợp được nhiều ý kiến tham gia của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Các Luật, nghịđịnh quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn ở trung ương được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ làm cơ sở cho tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn được kịp thời, có căn cứ và đúng pháp luật.

- Có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Đảng, nhà nước trong công tác QLNN đối với hoạt động của doanh nghiệp

đến tận Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thì vấn đềphát triển kinh tế tư nhân mới được quan tâm. Từ đó trở đi, công tác phát triển kinh tế tư nhân - mà trọng tâm là các doanh nghiệp được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo quyết liệt và trở thành trọng tâm tại các kỳ họp và thảo luận. Phát triển doanh nghiệp được coi là nhiệm vụ quan trọng song hành cũng với phát triển kinh tế - xã hội.

- Cải cách hành chính đã trở thành nhiệm vụ quan trọng và chủ đạo trong các cơ quan nhà nước

Kết quả của Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 đã tác động trực tiếp và to lớn đến công tác cải cách hành chính của tỉnh Lạng Sơn. Nhận thức về cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính được nâng cao, chất lượng thủ tục hành chính được cải thiện, niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào các cơ quan nhà nước ngày càng được củng cố.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm sâu sắc; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên. Ý thức trách nhiệm về đạo đức, công vụ dần được củng cố.

- Sự gia nhập của Việt Nam vào Tổ thức Thương mại thế giới (WTO) đánh dấu một bước quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước

Đây cũng được coi là điểm khởi đầu đánh dấu sự thay đổi tư duy về phát triển kinh tế cho toàn xã hội, đội ngũ cán bộ, công chức và chính các doanh nhân và doanh nghiệp. Nhận thức về vai trò của doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi, tư duy về cách nghĩ, cách làm kinh doanh theo hướng mở, đặc biệt là lối tư duy “được làm những gì pháp luật không cấm” đã dần dần được mở ra; quan điểm về QLNN từng bước rõ nét hơn, Nhà nước chuyển dần từ chủ quản kinh doanh - tức trực tiếp tham gia kinh doanh sang quản lý hoạt động kinh doanh bằng lộ trình sắp xếp cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, từng bước thoái vốn tại các doanh nghiệp để trao quyền kinh doanh cho chính các doanh nghiệp; Các doanh nghiệp có sự chủ động hơn trong kinh doanh, không còn trông chờ ỷ lại vào Nhà nước… Tất cả đã tạo những bước chuyển lớn trong các doanh nhân và doanh nghiệp.

Kết luận Chương 2

Như vậy, mặc dù vẫn còn những kẽ hở, những quy định chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, nhưng có thể nói Luật Doanh nghiệp là một trong những luật tiến bộ nhất của Việt Nam hiện nay. Các điều khoản của doanh nghiệp đều toát lên nội dung quy định là QLNN đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp là thúc đẩy và hỗ trợ phát triển của thành phần kinh tế này, hướng dẫn và khuyến khích DN hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; đúng định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc QLNN đối với doanh nghiệp; đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động độc lập, bình đẳng trước pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển lành mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà Nước, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Trong chương 2 tác giả nêu rõ được công tác QLNN đối với DN tại tỉnh Lạng Sơn và chỉ ra được các nội dung sau: Kết quả đã đạt được, những mặtcòn hạn chế và nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với DN trên địa bàn tỉnh. Từ những phân tích trên tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp hoàn thiện trong chương 3.

CHƯƠNG 3.CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)