Những kết quả đạt được về quản lý nhà nước đối với hoạt động của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 53 - 71)

nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

2.3.1.1 Xây dựng các văn bản pháp luật hướng dẫn về quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp ở địa phương

Pháp luật nước ta thừa nhận quyền tự do kinh doanh của các thành phần kinh tế, trong đó có quyền tự do thành lập doanh nghiệp và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Nhà nước quản lý bằng pháp luật và đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để từng bước hình thành hệ thống thể chế, chính sách nhằm phát triển

đất nước, phát triển doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một mốc quan trọng trong đổi mới tư duy về mặt lập pháp của Nhà nước ta, nó là kết quả tiếp thu và thể chế hóa các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Luật doanh nghiêp năm 2005 đã quán triệt tương đối sâu sắc tinh thần Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) là “Công dân được làm những gì pháp luật không cấm” thay vì tư tưởng “được làm những gì pháp luật cho phép” trước đây; góp phần thiết lập môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng và không phân biệt đối xử, đó là: đề cao quyền tự do kinh doanh, áp dụng phổ biến chế độ đăng ký thay cho cấp phép, xóa bỏ những quy định “xin-cho”, “phê duyệt”, “chấp thuận” bất hợp lý gây phiền hà cho doanh nghiệp;không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đẩy mạnh cổ phần hóa, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Theo đó các quy định về đối tượng thành lập doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh được xây dựng theo nguyên tắc loại trừ như: đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp được thu hẹp; phân loại ngành, nghề kinh doanh theo danh mục loại trừ như ngành nghề cấm kinh doanh, ngành nghề hạn chế kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phân biệt rõ hai loại điều kiện kinh doanh gồm điều kiện có trước đăng ký kinh doanh và điều kiện có sau đăng ký kinh doanh.

Sự đổi mới to lớn của Luật Doanh nghiệp đã kéo theo những thay đổi hàng loạt của nhiều đạo luật khác, rất nhiều các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật doanh nghiệp ra đời nhằm hướng dẫn, cụ thể hóa tinh thần của luật.Sau khi Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001. Hơn nữa, song song với Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 thì Nghị định số 19/VBHN-BCT ngày 9 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết luật thương mại về hang hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện cũng được ban hành. Đây là bướcthay đổi rất lớn nhằm xóa bỏ rào cản kinh doanh của doanh nghiệp, tối đa hóa quyền tự do kinh doanh. Bởi trước đây do pháp luật không quy định rõ việc hạn chế điều kiện kinh doanh dẫn đến rất nhiều các bộ, ngành tự ý ban hành các quy định về

điều kiện kinh doanh, vì vậy khi doanh nghiệp bắt tay vào kinh doanh phải đối mặt với rất nhiều văn bản pháp luật do rất nhiều cơ quan ban hành; đến Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật doanh nghiệp 68/2014/QH13 năm 2014, Nghị định số 19/VBHN-BCT đã quy định rõ Chính phủ là cơ quan duy nhất được quy định về điều kiện kinh doanh, điều này đồng nghĩa bất kể một bộ, ngành nào quy định về điều kiện kinh doanh đều vi phạm về thẩm quyền và quy định đó đương nhiên không có hiệu lực về mặt pháp lý. Ngoài ra, các nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính cũng là một bước tiến quan trọng giảm rào cản gia nhập thị trường của Nhà nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, rất nhiều các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính được ra đời trong đó cải cách thủ tục hành chính đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, thủ tục khai hải quan, đất đai…. Và đối tượng được thụ hưởng nhiều nhất chính là doanh nghiệp.

Bên cạnh các quy định pháp luật cởi trói cho doanh nghiệp, công tác hoàn thiện pháp luật về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật được đẩy mạnh, từng bước hoàn thiện việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan, tránh chồng chéo, trùng lắp, hoặc chối bỏ, đùn đẩy trách nhiệm.

Triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, thời gian qua tỉnh Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo các Sở, ban, ngành quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh uỷ và Hội đồng nhân dân về phát triển doanh nghiệp, xây dựng và đẩy mạnh thực hiện các chương trình kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp; từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, ban hành các quyết định phê duyệt chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan chuyên môn; thành lập các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, công dân tại tất cả các cơ quan trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là bộ phận 1 cửa 1 đầu mối); công bố và niêm yết thủ tục hành chính tại tất cả các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh và UBND cấp huyện; ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010, giai đoạn 2011 - 2020; các quy định về liên thông giữa các cơ quan trên địa bàn tỉnh, điển hình một số văn bản liên quan đến hoạt động quản lý, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp như:

Căn cứ Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với Khu kinh tế cửa khẩu; UBND tỉnh Lạng Sơnra một số Quyết định hỗ trợ và đầu tư phát triển tỉnh

- Quyết định số: 26/2007/QĐ-UBND ngày 02/7/2007 của UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành quy định hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;

- Quyết định số: 06/2009/QĐ-UBND ngày 11/5/2009 của UBND tỉnh Lạng Sơn Ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn;

- Quyết định số: 27/2008/QĐ-UBND ngày 21/11/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký con dấu;

- Quyết định số: 14/2012/QĐ-UBND Ngày 21/5/2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn Ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký con dấu;

- Quyết định số: 26/2013/QĐ-UBND ngày 18/11/2013 của UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành quy chế quản lý tổ chức xet tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;

- Quyết định số: 03/2014/QĐ-UBND ngày 21/4/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn Ban hành Quy chế phối hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan trong việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp;

- Quyết định số: 16/2010/QĐ-UBND ngày 02/12/2010 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý giữa Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơnvới các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện và thành phố Lạng Sơn; - Quyết định số: 21/2010/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 của UBND tỉnh Lạng Sơn Ban hành Quy định QLNN về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;

- Quyết định số: 10/2011/QĐ-UBND ngày 14/6/2011 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Điều trong Quy định một số chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư vào Khu kinh tế của khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn ban hành kèm theo Quyết định số 06/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 11/5/2009;

- Quyết định số: 17/2011/QĐ-UBND ngày 27/9/2011 của UBND tỉnh Lạng Sơn Ban hành Quy chế phối hợp thực hiện QLNN đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;

- Quyết định số: 17/2012/QĐ-UBND ngày 05/7/2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn Ban hành Quy định trách nhiệm QLNN đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số: 10/2013/QĐ-UBND ngày 31/7/2013 của UBND tỉnh Lạng Sơn về thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;

- Quyết định số: 11/2014/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn Ban hành Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm QLNN về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;

- Quyết định số: 30/2015/QĐ-UBND ngày 13/10/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn Ban hành Quy chế Phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập;

2.3.1.2 Công tác triển khai thực hiện pháp luật, chính sách của Trung ương tại địa

phương

Công tác triển khai tuyên truyền, thực hiện pháp luật nói chung là nhiệm vụ của Sở Tư pháp, hàng năm căn cứ vào danh mục các Luật, nghị định đã ban hành, Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật, bố trí kinh phí cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trước hết cho các báo cáo viên cấp tỉnh được đặt tại các cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện, cho các cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế tại cơ quan cấp huyện và các doanh nghiệp nhà nước. Trung bình hàng năm, Sở Tư pháp tổ chức khoảng 5 - 8 lớp bồi

dưỡng, tập huấn về các văn bản pháp luật mới; kinh phí hàng năm trung bình từ 300- 600 triệu đồng. Bên cạnh các lớp bồi dưỡng, tấp huấn, Sở Tư pháp còn phối hợp với Đài phát thanh - Truyền hình Lạng Sơn xây dựng các chuyên mục, các diễn đàn, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong khối các cơ quan nhà nước, khối doanh nghiệp, học đường, phường - xã nhằm tuyên truyền pháp luật theo từng chuyên đề cụ thể.

Bên cạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật của Sở Tư pháp, các cơ quan chức năng trong tỉnh chủ động căn cứ vào nhiệm vụ chuyên môn tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp như: các lớp tập huấn về nghiệp vụ kế toán; nghiệp vụ kê khai, hạch toán thuế; bồi dưỡng chính sách pháp luật về thuế; nghiệp vụ khai hải quan; hải quan điện tử; bồi dưỡng kỹ năng quản trị cho cán bộ quản lý,… nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật và kỹ năng cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

Ngay sau khi Luật đầu tư năm 2005 và Luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơnlà cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư và quản lý doanh nghiệp đã chủ động đăng ký tham gia các chương trình bồi dưỡng, phổ biến Luật và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức; xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến luật đến các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, công dân bằng các hình thức như: Thông báo tuyên truyền bằng văn bản; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng pháp luật; phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn tuyên truyền phổ biến trên sóng phát thanh và truyền hình; phối hợp với Báo Lạng Sơn thông tin; tuyên truyền phổ biến thông qua các chương trình làm việc và đồng thời niên yết công khai tại trụ sở; đăng thông tin trên trang thông tin xúc tiến đầu tư và doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bên cạnh Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư, Sở Kế hoach và Đầu tư cũng chủ động công bố, phổ biến các Luật, Nghị định hoặc Thông tư có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như pháp luật về thương mại, sở hữu trí tuệ,.. các văn bản hướng dẫn hoặc được sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp kịp thời. Hàng năm, theo kế hoạch hoặc theo định kỳ, đột xuất, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện báo cáo kết quả triển khai thực hiện pháp luật, tham gia ý kiến, đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế doanh nghiệp địa phương.

Năm 2016, khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực (từ ngày 01/7/2015), Nghị định số: 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/11/2015), Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tập huấn Luật doanh nghiệp cho các đối tượng là các cơ quan QLNN liên quan đến doanh nghiệp gồm các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp trong tỉnh ngay trong tháng 1/2016. Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các giảng viên, báo cáo viên còn giải thích, hướng dẫn các doanh nghiệp giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.

Ngoài ra, định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp thực hiện tổng hợp nhu cầu biên bản quy phạm pháp luật từ các cơ quan chuyên môn, báo cáo và đề xuất UBND tỉnh ban hành danh mục các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong năm, đồng thời giao cho các cơ quan chức năng xây dựng dự thảo. Các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu nhằm cụ thể hóa các thông tư, nghị định đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tỉnh hình của địa phương.

Từ năm 2010 đến nay, vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Lạng Sơnđược các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, đặc biệt, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo thảo luận các vấn đề xoay quanh việc cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh của tỉnh theo hướng công khai, minh bạch và lành mạnh, trong đó vấn đề cải cách hành chính, hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan, ban, ngành, nâng cao trách nhiệm và đạo đức công vụ trong đội ngũ công chức, viên chức và hoàn thiện môi trường pháp lý được đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Nhằm cụ thể hóa các nội dung, chương trình, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng ban hành một số văn bản như: Quyết định số: 1196/QĐ-UBND ngày 24/8/2012 Phê duyệt Đề án: “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Lạng Sơn”; trên cơ sở đề án, UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp tục có Kế hoạch số: 55 /KH-UBND ngày 20/9/2012 Thực hiện đề án: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Lạng Sơn; Đến năm 2014 UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp tục ban hành Kế hoạch số: 61/KH-UBND ngày 15/7/2014 về Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014. Đồng thời tham gia các hội nghị, diễn đàn do các bộ,

ngành trung ương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

2.3.1.3 Xây dựng và thực thi chính sách đối với doanh nghiệp ở địa phương

Đối với doanh nghiệp, vấn đề gia nhập thị trường là điểm khởi đầu trong kinh doanh, vì vậy được các doanh nghiệp rất quan tâm. Tuy nhiên để gia nhập được thị trường thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 53 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)