Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 50)

Luật tổ chức của Hội đồng nhân dân và UBND quy định rõ UBND là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng QLNN thông qua các Luật, Nghị định quy định về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ chuyên môn theo từng lĩnh vực. Căn cứ Nghị định số: 116/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; UBND tỉnh Lạng Sơnban hành Quyết định số: 564/QĐ-UBND ngày 21/4/2010 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn thì Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về kế hoạch và đầu tư, trong đó có “…; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương, tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân;…” . Theo quy định của Luật doanh nghiệp và Quyết định quy định về chức năng nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư thì Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp đăng ký kinh doanh và quản lý kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Trong thực hiện nhiệm vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc quản lý doanh nghiệp và cấp Đăng ký kinh doanh, theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt thông tin, pháthiện những khó khăn, vướng mắc, tồn tại của doanh nghiệp để báo cáo, tham mưu và đề xuất UBND tỉnh các biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần vào việc hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hàng năm, UBND tỉnh phê duyệt chỉ tiêu biên chế Sở Kế hoạch và Đầu tư, theo đó biên chế của Sở Kế hoạch và Đầu tư có 40 chỉ tiêu, trong đó phòng Đăng ký kinh doanh có 4 chỉ tiêu biên chế thì 01 chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (theo Nghị định số: 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính Phủvề trợ giúp phát triển DNNVV), 3 chỉ tiêu còn lại thực hiện các nhiệm vụ khác còn lại như: cấp đăng ký kinh doanh, theo dõi, tổng hợp, tham mưu, đề xuất cơ chế chính sách về doanh nghiệp, kinh tế tư nhân,

kinh tế tập thể… Với số lượng biên chế như trên, hàng năm, Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cấp đăng ký kinh doanh cho hàng nghìn lượt hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, số doanh nghiệp mới trung bình hàng năm khoảng 220 - 300 doanh nghiệp; xây dựng các báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề, đề án, đề xuất các cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp theo định kỳ và đột xuất; phối hợp các cơ quan chuyên môn trong quản lý cung cấp thông tin, cấp giấy phép hoạt động, thanh tra, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp; tổ chức các lớp bồi dưỡng, phổ biến pháp luật, tuyên truyền chính sách hỗ trợ và ưu đãi của nhà nước… có thể nói công tác quản lý doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đạt được kết quả tương đối toàn diện, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Các cơ quan chuyên môn khác của tỉnh và các đơn vị trực thuộc trung ương đóng trên địa bàn tỉnh như: Cục Hải quan, Cục Thuế, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước… đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình tại địa phương, tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh trong thực hiện quản lý Nhà nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung và quản lý hoạt động của doanh nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)