Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 89 - 91)

lợi, bình đẳng cho sự phát triển của doanh nghiệp

Hoàn thiện hệ thống pháp luật là giải pháp quan trọng, tạo tiền đề cho việc tạo lập môi trường kinh doanh. Đảng và Nhà nước ta đã xác định để hội nhập và hội nhập sau và nền kinh tế thế giới thì trước hết phải tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi, xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo thực sự bình đẳng, bảo đảm thể hiện đồng bộ, tính cụ thể, minh bạch và ổn định của pháp luật, tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong luật pháp, thủ tục hành chính, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn vốn, kể cả quỹ hỗ trợ phát triển, được đáp ứng thuận lợi nhu cầu sử dụng đất làm mặt bằng SXKD để các loại hình doanh nghiệp đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật, không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn. Theo đó, cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp theo hướng bổ sung đồng bộ và đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành luật; rà soát, sửa đổi các văn bản dưới luật hiện hành nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa luật và các văn bản dưới luật, đảm bảo môi trường pháp lý ổn định, minh bạch, thuận lợi để doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển SXKD.

- Tiếp tục rà soát và kiên quyết bãi bỏ những văn bản, những giấy phép ở tất cả các cấp đã ban hành trái với tinh thần của Luật Doanh nghiệp, đồng thời có những biện

pháp hữu hiệu ngăn chặn những văn bản mới, những giấy phép mới trái với luật này thông qua việc ban hành và thực hiện Nghị định về rà soát và giám sát việc ban hành các giấy phép kinh doanh, các văn bản dưới luật, hoàn thiện cơ chế để các hiệp hội doanh nghiệp và cơ quan báo chí tham gia vào quá trình rà soát các quy định liên quan đến môi trường kinh doanh; hướng dẫn về trình tự, thủ tục, điều kiện và cơ quan có thẩm quyển xác nhận vốn pháp định đối với một số ngành, nghề đòi hỏi vốn pháp định như doanh nghiệp điện ảnh, dịch vụ đòi nợ, kinh doanh bất động sản, cung cấp dịch vụ cảng hàng không, logistic...; bãi bỏ các quy định không cần thiết về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời bổ sung, sửa đổi các quy định hiện hành không còn phù hợp về điều kiện kinh doanh đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

- Khẩn trương rà soát, khắc phục tình trạng chồng chéo, không tương thích giữa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật quản lý thuế, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường... và các nghị định hướng dẫn thi hành trong việc điều chỉnh các hoạt động đầu tư và thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trên các lĩnh vực.

- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số: 56/2009/NĐ-ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV theo hướng cụ thể hóa các chính sách trợ giúp, phương thức, nội dung trợ giúp, hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV và trách nhiệm của các cơ quan đối với công tác trợ giúp phát triển DNNVV.

- Khắc phục tình trạnh hình sự hóa các quan hệ kinh tế, đồng thời mở rộng và nâng cao hiệu quả các biện pháp đảm bảo thực thi pháp luật. Muốn vậy, cần hoàn thiện thệ thống pháp luật về hình sự, hành chính, dân sự, nâng cao hiện quả của các cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế, mở rộng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý kinh doanh, tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật.

- Hình thành đồng bộ và đầy đủ khuôn khổ pháp luật cho việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền, hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong SXKD.

- Nâng cao trình độ pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, trước hết là những cán bộ, công chức trong hệ thống lập pháp, lập quy. Đội ngũ này phải bằng cả trí, tâm, đức phục vụ lợi ích của nhân dân, vì sự phồn thịnh của đất nước.

- Thể chế hóa mối quan hệ hành chính giữa các cơ quan QLNN với các doanh nghiệp. Sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý vi phạm hành chính, quy định rõ về trường hợp bị tước quyền kinh doanh có thời hạn, vô thời hạn hoặc vĩnh viễn.

- Cải tiến mạnh mẽ quy trình xây dựng pháp luật, đảm bảo dân chủ, đại chúng, vì lợi ích chung và vì sự thuận lợi của người dân và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)