Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Lạng Sơn từ năm 2012 đến 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 45 - 46)

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bình quân hằng năm giai đoạn 2012 - 2016 ước đạt 8,65%, trong đó ngành nông lâm nghiệp tăng 3,62% ; công nghiệp - xây dựng tăng 9,86%, (trong đó công nghiệp tăng 8,84%, xây dựng tăng 11,47%); dịch vụ tăng 10,76% (mục tiêu 10 - 11%). Năm 2016, dự ước tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế là: nông lâm nghiệp chiếm 26,12%, công nghiệp - xây dựng 19,51%, dịch vụ 54,37%. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 34,76 triệu đồng, tương đương 1.620 USD

Sản xuất nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển khá toàn diện, đời sống của người dân từng bước cải thiện, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung và giữ vững ổn định chính trị - xã hội; bình quân lương thực đầu người năm 2016đạt 402kg, cơ bản đảm bảo an ninh lương thực trênđịa bàn tỉnh. Sản xuất nông lâm nghiệp có sự chuyển dịch khá rõ nét, bình quân hằng năm tăng 3,24% (năm 2016, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt 6.738 tỷ đồng). Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, từng bước khai thác tốt lợi thế trong các lĩnh vực: sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, khoáng sản, nhiệt điện, chế biến lam sản,... bình quân hằng năm giai đoạn 2012 - 2016 tăng 6,55% (dự ước năm 2016, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 3.766 tỷ đồng) Hoạt động thương mại, dịch vụ,du lịch tiếp tục phát triển khá toàn diện, đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế chung toàn tỉnh. Các cửa khẩu Lạng Sơnđã phát huy được vai trò là trung tâm chuyển giao quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc.

Giáo dục - đào tạo có bước chuyển biến tích cực, quy mô được mở rộng, chất lượng được nâng lên. Các hoạt động văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác y tế dự phòng được tăng cường. Công tác giảm nghèo,tạo việc làm và đảm an sinh xã hội thường xuyên được tập trung chỉ đạo thực hiện, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

Với những thành quả kể trên, cộng đồng doanh nghiệp đã tích cực phấn đấu, gia tăng hoạt động kinh doanh, sản xuất và dần khẳng định vị trí quan trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhìn chung, các doanh nghiệp trong tỉnh đã năng

động và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, góp phần gìn giữ và phát huy các ngành nghề truyền thống, phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp lớn ít quan tâm, tham gia tích cực sản xuất các sản phẩm cung ứng ra thị trường. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp không ngừng được nâng cao. Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)