Các chủ thể có thẩm quyền tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 47 - 49)

các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Chủ thể quản lý Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp là các cơ quan nhà nước gồm: Chính phủ; Các bộ, cơ quan ngang bộ; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương thực hiện chức năng QLNN thông qua hoạt động chỉ đạo, điều hành, quy hoạch, kế hoạch và giao cho các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trực thuộc thực hiện.

Căn cứ Nghị định số: 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính Phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì UBND tỉnh Lạng Sơn có các cơ quan chuyên môn gồm: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND, Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc. Mỗi cơ quan có chức năng nhiệm vụ riêng, là cơ quan chuyên môncủa UBND tỉnh, các cơ quan này còn chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên ngành của cơ quan chuyên môn cấp trên.

Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng QLNN thông qua các cơ quan chuyên môn của mình, trực tiếp là các cán bộ, công chức, viên chức. Các cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh các vấn đề thuộc lĩnh vực trong đó bao gồm cả đề xuất ban hành văn bản pháp luật.

Cơ quan Đăng ký kinh doanh Cơ quan Thuế Giải thể Phá sản Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động Tòa án

Các cơ quan quản lý chuyên

ngành:lĩnh vực kinh doanh có điều kiện,môi trường,lao động,

xuất nhập khẩu,an ninh trật tự...

Doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất – kinh doanh

DN đăng ký thành lập

Hình 2.1. Tổ chức quản lý doanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa dạng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, vì vậy đều chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh như: kinh doanh vận tải, kho bãi, bến bãi… chịu sự quản lý của Sở Giao thông vận tải; kinh doanh xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng… chịu sự quản lý của Sở Xây dựng; kinh doanh thương mại, dịch vụ khác sạn, nhà hàng, sản xuất công nghiệp … chịu sự quản lý của Sở Công Thương; kinh doanh nông nghiệp hoặc dịch vụ nông nghiệp như sản xuất, mua bán phân bón, thuốc trừ sâu, lâm nghiệp… chịu sự quản lý của Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn…

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của mình phải tuân thủ các quy định của pháp luật thuộc lĩnh vực mình kinh doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có doanh nghiệp ở Lạng Sơn đang vận động theo xu hướng kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề, điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tuân thủ rất nhiều văn bản pháp luật, và điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải thật sự mạnh, ổn định và bền vững, có tiềm lực tài chính, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, lao động có tay nghề phù hợp, quản lý doanh nghiệp năng động, nhạy bén để có thể đối mặt với những biến cố của thị trường. Tuy nhiên đây lại là điểm hạn chế tương đối phổ biến ở doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là doanh nghiệp Lạng Sơn bởi hầu hết doanh nghiệp Lạng Sơncó qui mô nhỏ và vừa (hơn 90%), thiếu vốn, thiếu kỹ năng quản trị, thiếu lao động có tay nghề phù hợp, cơ cấu tổ chức lỏng lẻo, hầu hết mang tính chất công ty gia đình. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan Nhà nước trong hoạt động quản lý là phải có

những quy định pháp luật phù hợp, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, đồng thời có những cơ chế quản lý giám sát chặt chẽ, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, tuân thủ pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)