Hoàn thiện các chính sách kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 93 - 98)

* Chính sách thuế

Cần triển khai thực hiện những biện pháp sau:

+ Ban hành đồng bộ, đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế và các luật thuế khác như: Luật thuế GTGT, thuế TNdoanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt…, pháp luật thuế cần phù hợp và tương thích với các luật chuyên ngành khác. Xây dựng các quy trình nghiệp vụ mới cho phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế. Trong việc ban hành văn bản pháp quy về thuế, cần thiết lập cơ chế tham gia rộng rãi của các đối tượng chịu thuế để các doanh nghiệp có tiếng nói của mình ngay từ quá trình lập quy. Chỉ khi đó các văn bản pháp quy về thuế mới là sự thoả thuận xã hội đảm bảo thuận lợi cho việc thực thi sau này.

+ Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế. Xúc tiến thành lập các trung tâm trả lời điện thoại tự động hoặc trực tiếp giải đáp các vấn đề liên quan đến thuế. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ tin học trong quản lý thuế.

* Chính sách tín dụng

Tạo điều kiện để doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn và tín dụng bằng một số giải pháp sau:

+ Đẩy mạnh cải cách hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao khả năng cung cấp vốn cũng như giải quyết những vướng mắc trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp thông qua việc nhanh chóng hiện đại hoá mạng lưới công nghệ thông tin trong hệ thống ngân

hàng Việt Nam; sửa đổi các quy định về vay vốn (như quy định về tài sản thế chấp, thời hạn vay, lượng vay, các thủ tục cho vay, hình thức cho vay...) nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử đối với doanhnghiệp.

+ Đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực và tài lực để nâng cao khả năng cung cấp thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng, mở rộng hệ thống này ra các địa bàn khác, tiến tới mở rộng ra phạm vi cả nước.

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đăng ký thế chấp, đơn giản hóa các thủ tục đăng ký các tài sản thế chấp, định giá tài sản thế chấp phù hợp với thực tế. Cần tạo lập cơ sở pháp lý thuận tiện cho việc đẩy mạnh hình thức cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các giấy tờ có giá như thương phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi... Thực tế đã cho thấy, hình thức cho vay này của các TCTD là một hình thức rất linh hoạt, thuận tiện cho cả người đi vay và người cho vay vì thủ tục đơn giản, nhanh chóng, hình thức này tương đối an toàn và độ rủi ro được hạn chế ở mức thấp nhất.

+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách để mở rộng, phát triển thị trường cho thuê tài chính. Xây dựng và mở rộng hoạt động của các quỹ đầu tư rủi ro. Hoàn thiện chương trình hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp. Trước tình trạng thiếu vốn cho phát triển SXKD của doanh nghiệp, Nhà nước cần xác lập và triển khai càng sớm càng tốt chương trình hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, trong đó, chú trọng cả hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu để hình thành doanh nghiệp và hỗ trợ vốn vay khi doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh, có nhu cầuđầu tư mở rộng quy mô kinh doanh.

* Chính sách đất đai

Đơn giản hóa quy trình và thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... đối với các doanh nghiệp và thực hiện tốt và hiệu quả cơ chế “một cửa liên thông” trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hoàn thiện cơ chế tài chính cho thị trường bất động sản nhằm định hướng, điều tiết và kiểm soát thị trường bất động sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia. Hoàn thiện chính sách xử lý quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.

song không sử dụng, sử dụng sai mục đích... để giao cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và chấp hành tốt chính sách của Đảng và Nhà nước nhưng đang gặp khó khăn về mặt bằng SXKD.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch đất, công bố công khai các hạng mục, diện tích đất kêu gọi đầu tư hoặc cho đấu thầu. Ủy quyền hợp lý cho UBND cấp huyện cho thuê đất, nhằm hạn chế việc doanh nghiệp phải chờ đợi xin ý kiến của nhiều cấp, nhiều ngành.

Tách biệt việc cho thuê đất cá nhân và hoạt động kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện các ưu đãi đầu tư cũng như thu hút các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tập trung. Rà soát lại những quy định hiện có về quyền sử dụng đất phi nông nghiệp, giảm bớt chi phí thuê đất, nới lỏng các hạn chế về sử dụng đất để có nhiều quỹ đất hơn cho mục đích công nghiệp và thương mại nhằm loại bỏ rào cản đối với việc thành lập và mở rộng quy mô của các doanh nghiệp.

* Chính sách hỗ trợ phát triển kinh doanh

Các chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung vẫn còn nhiều hạn chế nhất định do vừa làm vừa rút kinh nghiệm, do vậy cần được cải thiện mạnh mẽđể có thể trở thành "bà đỡ" cho doanh nghiệp khu vực này phát triển.

+ Về chính sách hỗ trợ thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh: Sự phát triển mạnh

mẽ của các doanh nghiệp nói chung đòi hỏi phải thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, các quy định liên quan đến loại hình dịch vụ này còn thiếu và hạn chế, do đó thị trường này phát triển chưa tương xứng với vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế. Theo đó, cần thực hiện một số biện pháp như:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dịch vụkinh doanh (như kinh doanh dịch vụ logistic - chuỗi kinh doanh); Loại bỏ những quy định không hợp lý làm cản trở hoặc hạn chế việc sử dụng các dịch vụ phát triển kinh doanh của các tổ chức và cá nhân, như xem xét và loại bỏ những quy định không hợp lý về chi phí đối với việc sử dụng các dịch vụ phát triển kinh doanh.

Nâng cao hiểu biết của các tổ chức và cá nhân về cơ chế, chính sách đối với dịch vụ phát triển kinh doanh. Theo đó, cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về các vấn đề liên quan như tổ chức các hội thảo, các khoá đào tạo, thông qua hoạt động của các hiệp hội kinh doanh... nhằm giúp cho các chủ doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn những lợi ích của việc sử dụng các dịch vụ bên ngoài so với hệ thống tự cung - tự cấp của mình.

+ Về chính sách xúc tiến thương mại

Mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp cần mở rộng thêm các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường nội địa và hoạt động gắn kết giữa xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch.

Bổ sung nội dung chi có tính chất phục vụ chung cho cộng đổng doanh nghiệp như chi để nâng cao năng lực cho các cơ quan chủ trì chương trình, chi để quy hoạch phát triển xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của ngành hoặc sản phẩm, chi cải tiến mẫu mã và sản phẩm mới...

Hoàn thiện hệ thống tổ chức, xây dựng mô hình các cơ quan xúc tiến thương mại địa phương theo hướng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả. Tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại lên ngang tầm khu vực cả về kỹ năng xúc tiến thương mại và ngoại ngữ.

Tăng cường liên kết, phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến thương mại, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, thương vụ Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài, các cơ quan truyền thông, báo chí và doanh nghiệp nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hộ thống xúc tiến thương mại. Không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức xúc tiến thương mại chuyên nghiệp trên thế giới nhằm tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức này trong việc nâng cao năng lực của hộ thống xúc tiến thương mại quốc gia.

Chú trọng công tác hoạch định, xây dựng chiến lược dài hạn về công tác xúc tiến thương mại: Xây dựng, hoạch định các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng cho hàng hoá xuất khẩu của tỉnh. Xây dựng, hoạch định các nhóm sản phẩm trọng điểm,

nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại, đặc biệt là tại Sở Công thương nhằm mục đích nâng cao chất lượng thông tin, khai thác, xử lý, phổ biến thông tin cho các đốitượng liên quan.

+ Về chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Việc hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp cần tập trung vào các đối tượng chủ yếu là đội ngũ làm công tác quản lý ở các doanh nghiệp và người lao động. Theo đó, cần thực hiện các giải pháp sau đây:

Đối với người lao động:Tăng cường các hoạt động đào tạo nghề, nâng cao nhận thức

pháp luật, các quyền và nghĩa vụ, thái độ và trách nhiệm trong lao động và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và lực lượng lao động để họ đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới.

Đối với đội ngũ làm công tác quản lý ở các doanh nghiệp: Hỗ trợ đào tạo nhằm nâng

cao nhận thức pháp luật, nâng cao tầm nhìn và năng lực quản trị cho đội ngũ cán bộ quản lý của các doanh nghiệp, nhất là về các kỹ năng nghiên cứu và chiếm lĩnh thị trường, kỹ năng tổ chức kinh doanh trong điều kiện thị trường biến động, kỹ năng sử dụng các quy định pháp lý của WTO để tự vệ, kỹ năng cạnh tranh đúng luật... Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, UBND tỉnh Lạng Sơncó thể chỉ đứng ra tổ chức các lớp học, mời chuyên gia trong và ngoài nước, còn các doanh nghiệp đóng góp kinh phí hoặc khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp mở các lớp học...

Ngoài ra, cần xây dựng và thực hiện chính sách thu hút nhân tài trong tất cả các lĩnh vực và ngành nghề SXKD, thực hiện chính sách cổ vũ sáng tạo và trách nhiệm của công dân trong việc lập nghiệp và đóng góp cho xã hội.

Để thực hiện tốt việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là cho các DNNVV, cần củng cố và nâng cao năng lực của hệ thống xúc tiến phát triển DNNVV trên địa bàn toàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các

chính sách, chương trình trợ giúp; các lĩnh vực, ngành nghề, loại hình, đối tượng... cần trợ giúp, trên cơ sở đó đàm phán với các tổ chức quốc tế để thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài.

+ Chính sách hỗ trợ về khoa học - công nghệ

Thành lập các ngân hàng dữ liệu, các trung tâm thu thập, phân tích thông tin về thị trường khoa học - công nghệ, về các nghiên cứu ứng dụng Khoa học - Công nghệ vào SXKD nhằm cung cấp một cách rộng rãi và cập nhật các thông tin Khoa học - Công nghệ để các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng. Hỗ trợ tổ chức các hội thảo, diễn đàn... về các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng tiến bộ Khoa học - Công nghệ vào SXKD. Miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị công nghệ tiên tiến; miễn các loại thuế cho các sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử bằng công nghệ mới; dành ưu đãi thỏa đáng về vốn, thuế đối với các công nghệ được phát minh và sản xuất trong nước. Khen thưởng đối với các doanh nghiệp có sản phẩm sử dụng khoa học công nghệ cao, giá thành hạ, công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường. Thực hiện tốt chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ phát triển thương mại điện tử,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)