Những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 76)

nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

2.3.1.5 Về thẩm quyền, cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước

Chức năng QLNN đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn chồng chéo, thiếu rõ ràng, chưa tập trung một đầu mối, thống nhất. Sự kết phối hợp trong QLNN của các Sở, ban, ngành, các cấp còn hạn chế. Chức năng kiểm soát đối với doanh nghiệp còn hạn chế, buông lỏng. Việc kiểm soát mang tính nhất thời, không liên tục và tuỳ tiện,thiếu kế hoạch. Công tác thanh tra kiểm tra còn thiếu kiên quyết và chưa triệt để, đặc biệt là công tác sau thanh tra, kiểm tra. Trên thực tế, tình trạng chồng chéo, không rõ ràng về chức năng QLNN đối với doanh nghiệp của các Sở, ban, ngành và UBND các cấp xảy ra phổ biến do cơ chế phân định chức năng và giao nhiệm vụ QLNN được quy định trong nhiều nhóm văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng hoạt động đa dạng hóa ngành nghề lĩnh vực kinh doanh - doanh nghiệp đa ngành, tuy nhiên cơ chế phân công nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước còn chưa theo kịp thực tiễn dẫn đến tình trạng nhiều cơ quan cùng quản lý một doanh nghiệp, phát sinh nhiều đầu mối quản lý nhưng trách nhiệm cụ thể lại không thuộc về cơ quan nào.

Việc phân công, phân cấp thực hiện chức năng QLNN trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thực thi pháp luật và chính sách đối với các loại hình doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh, kiểm tra thực hiện quy định về đăng ký kinh doanh, sử dụng tài nguyên, đất đai, lao động, bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá…) có nhiều hạn chế. Gần như tất cả các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hoặc địa phương đều có chức năng thanh, kiểm tra trong ngành, lĩnh vực hoặc địa phương nhưng do chưa rõ trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như sự phối hợp của các cơ quan, dẫn tới vừa chồng chéo, phiền hà, vừa buông lỏng trong nhiều khâu, nhiều lĩnh vực. Còn tồn tại nhiều tình trạng nhiều cơ quan cùng đồng thời kiểm tra doanh nghiệp cùng thời điểm vừa gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, vừa gây tâm lý e ngại từ phía doanh nghiệp đối với các cơ quan nhà nước.

2.3.1.6 Về năng lực, trình độ, ý thức đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ, công chức có thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp

Bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơnhiện còn thiếu và yếu về chuyên môn dẫn đến sự quản lý ở khu vực này bị buông lỏng, chưa sâu sát. Bên cạnh đó, năng lực, trình độ cán bộ công chức thì chắp vá, không được đào tạo cơ bản, năng lực nhận thức pháp luật, những vấn đề về đổi mới kinh tế nói chung và QLNN đối với doanh nghiệp nói riêng còn hạn chế. Công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ công chức không đúng chuyên môn. Đổi mới nhận thức của cán bộ các cơ quan QLNN không theo kịp với những yêu cầu của thực tiễn; chuyển biến không đồng đều giữa các cơ quan QLNN, một số cán bộ, công chức còn nhận thức chưa thật đúng về doanh nghiệp, chưa nhận thức đúng vị trí và vai trò của doanh nghiệp trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Lực lượng làm công tác hậu kiểm tại các Sở, Ban, ngành đa phần là kiêm nhiệm, không ổn định, nhân sự thiếu, không được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về công tác hậu kiểm doanh nghiệp.

- Đối với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hiện nay biên chế của Phòng có 4 người (trưởng phòng, phó phòng và 2 chuyên viên); Với biên chế nhân sự như vậy, Phòng Đăng ký kinh doanh mới chỉ thực hiện được tốt nhiệm vụ giải quyết thủ tục về đăng ký doanh nghiệp (hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thành lập, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thủ tục giải thể, thu hồi và xóa tên doanh nghiệp). Các công việc khác như: đôn đốc, cập nhật thông tin báo cáo tài chính doanh nghiệp, nắm bắt tình hoạt động của doanh nghiệp, kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung hồ sơ đăng ký,…hầu như chưa thực hiện được thường xuyên. Ngoài nhiệm vụ theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Phòng Đăng ký kinh doanh còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo sở phân công như: Công tác theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh,…Với khối lượng công việc như vậy, công tác hậu kiểm doanh nghiệp trở nên quá tải so với nguồn lực của Phòng Đăng ký kinh doanh hiện nay.

- Đối với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: Cấp huyện, thành phố không thành lập riêng Phòng Đăng ký kinh doanh mà giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch đảm nhận. Hiện nay, các Phòng Tài chính-Kế hoạch đều giao cho 01 cán bộ thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh (hộ kinh doanh, Hợp tác xã). Với biên chế như vậy, thì việc phối hợp với Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và các cơ quan QLNN có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp hầu như không thực hiện được.

+ Đối với các cơ quan QLNN có thẩm quyền khác như: Thanh tra Sở chuyên ngành, Quản lý thị trường, Cục Thuế, Cục Hải quan,… chủ yếu kiểm tra theo tính chất nghiệp vụ quản lý chuyên ngành; các nội dung về đăng ký doanh nghiệp hầu như chưa được quan tâm, chưa có sự phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh (kể cả cấp tỉnh cũng như cấp huyện).

Mặc dù, thủ tục hành chính đã được cải cách nhưng chưa triệt để, chưa đồng bộ, làm theo phong trào. Do đó, ở một số cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhiều cơ quan vẫn còn rườm rà, phức tạp, chưa đáp ứng được mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp; Cơ chế chính sách thực hiện chế độ tự chủ theo quy định còn chưa thực sự hợp lý; trình độ chuyên môn, kỹ năng hành chính của một bộ phận cán bộ, công chức vẫn còn hạn chế về năng lực, kỹ năng hành chính và đạo đức công vụ, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới... thủ tục hành chính vẫn rơi vào “nạn thủ tục” chậm, rườm rà, chưa khoa học, còn nặng về hình thức và thiếu thực tiễn. Đây là điểm yếu nhất của QLNN làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều trở ngại từ việc làm thủ tục đất đai, cấp giấy phép xây dựng, vay tín dụng ngân hàng, thủ tục hải quan, vv... Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính của một số cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu đơn vị chưa được đầy đủ, vẫn còn có biểu hiện xem nhẹ công tác cải cách hành chính. Bên cạnh đó, cải cách thủ tục còn nặng về hình thức, quy định cải cách nhưng thiếu đồng bộ và chưa phù hợp với thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị.

2.3.1.7 Quan hệ hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả

Trong những năm vừa qua, mối quan hệ giữa các cơ quan QLNN và doanh nghiệp đã có những cải thiện tích cực, tuy nhiên mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý nhiều lúc còn mang tính đối phó, đối kháng lẫn nhau, chưa có sự phối hợp,

hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN đối với doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Đa số doanh nghiệp không có thói quen sử dụng dịch vụ luật sư khiến cho môi trường pháp lý trong kinh doanh chưa đồng đều. Ý thức về việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp còn thấp, nhiều doanh nghiệp luôn tìm cách lách luật, trốn tránh việc thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm đạt được những mụctiêu về kinh tế. Đây là một trong những khó khăn cơ bản cho công tác QLNN đối với doanh nghiệp, đồng thời, cũng là nguyên nhân của các hành vi vi phạm pháp luật cố ý và không cố ý. Một trong những ví dụ điển hình là nhận thức và ý thức chấp hành của các lãnh đạo doanh nghiệp về vấn đề minh bạch, công khai quản lý tài chính. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo quy định. Việc lập sổ sách kế toán vẫn chủ yếu đối phó với các cơ quan thuế, chưa phải để phục vụ cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, chưa phải để "công khai hóa" giúp những ai quan tâm đều có thể hiểu đúng và đủ về thực trạng tài chính công ty, về các điểm mạnh, yếu của công ty.

Các chương trình hỗ trợ của nhà nước chưa thực sự phát huy tác dụng, hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch còn chưa phát huy được hết khả năng vốn có của địa phương; thu hút đầu tư còn hạn chế; cải cách thủ tục hành chính còn chậm, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính chưa cao; các chương trình khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư chưa phát huy tối đa hiệu quả; chương trình trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp chưa được triển khai sâu rộng dẫn đến hiểu biết và nhận thức về chương trình này còn ít.

2.3.1.8 Trình độ, năng lực và kỹ năng quản trị của lãnh đạo doanh nghiệp còn hạn chế

Đa số các doanh nghiệp trong tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, có xuất phát điểm từ kinh doanh hộ phát triển thành doanh nghiệp, vì vậy các chủ doanh nghiệp hầu như không được đào tạo bài bản, chủ yếu quản lý điều hành kinh doanh trên cơ sở kinh nghiệm, trình độ, năng lực quản trị doanh nghiệp thấp, đa số các doanh nghiệp thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, khả năng tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế, tiếp cận chưa kịp thời với các quy định pháp luật mới, khả năng ứng phó với những biến đổi của thị trường còn chậm, ... Các doanh nghiệp thiếu sự

chủ động liên doanh liên kết với nhau trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa; thiếu sự phối hợp với các cơ quan nhà nước trong đào tạo lao động, trong phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm.

2.3.1.9 Những hạn chế khác

Lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề thấp, luôn thụ động trong học tập và nâng cao trình độ tay nghề, vì vậy các doanh nghiệp tốn kém về thời gian và kinh phí đào tạo lao động mới. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc đầu tư cho lao động mang tầm chiến lược, chưa chủ động phối kết hợp với trường nghề của tỉnh tổ chức các chương trình bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động; chưa thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quyền lợi cũng như trách nhiệm pháp lý giữa doanh nghiệp và người lao động; chưa coi ý thức trách nhiệm của người lao động là nguồn lực của chính doanh nghiệp, vì vậy đa số các doanh nghiệp chưa đề cao quyền lợi cho người lao động.

Đa số các doanh nghiệp trong tỉnh Lạng Sơn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là đi vay. Với mức lãi suất vay ngân hàng cao của năm 2011,2012 và những năm trước, làm cho nhiều doanh nghiệp hiện vẫn đang phải gồng mình trả nợ; tuy lãi suất vay ngân hàng đã giảm, nhưng các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng; một số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng được các điều kiện vay vốn hoặc phương án, dự án SXKD không khả thi, khả năng trả nợ ngân hàng của một số doanh nghiệp thấp, nguy cơ rủi ro tín dụng tăng nên các tổ chức tín dụng thận trọng hơn trong việc xem xét cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn tín dụng; do sức mua giảm, hàng hóa khó tiêu thụ, tâm lý chung của nhiều doanh nghiệp là dè dặt và khá bi quan, không dám mạo hiểm vay vốn mà chỉ lo thu hẹp hoạt động SXKD để duy trì và giữ khách hàng.

Do đặc điểm địa hình của Lạng Sơn nên rất khó khăn trong việc tạo mặt bằng; việc huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp rất khó khăn; mặt khác, công tác giải phóng mặt bằng khó khăn, nên tiến độ đầu tư hạ tầng các Khu, cụm công nghiệp rất chậm, gây khó khăn cho việc bố trí mặt bằng cho doanh nghiệp đầu tư phát triển SXKD

Nguyên nhân:

- Hệ thống văn bản pháp luật tuy được ban hành nhiều hơn, đầy đủ hơn nhưng vẫn chưa đồng bộ, chưa bao hàm được hết các vấn đề của xã hội đặc biệt là trong vấn đề kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp. Còn nhiều văn bản pháp luật quy định rườm rà, khó hiểu.Một số văn bản không tương thích hoặc quy định chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.

- Hiện nay, các doanh nghiệp đang chuyển sang xu hướng kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề. Việc ban hành quá nhiều văn bản pháp luật và nhiều cơ quan quản lý đang là một khó khăn lớn đối với doanh nghiệp cũng như trong công tác quản lý doanh nghiệp.

- Tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động tương đối cao, lý do chủ yếu do ý thức tuân thủ pháp luật còn hạn chế, các doanh nghiệp còn nặng về yếu tố lợi nhuận. Ngoài ra việc có quá nhiều văn bản pháp luật cũng gây những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp do khả năng cập nhật thông tin pháp luật, khả năng nghiên cứu hiểu luật của các doanh nghiệp thấp.

- Những hạn chế, khó khăn nội tại của doanh nghiệp như trình độ và kỹ năng quản trị thấp, qui mô nhỏ, chất lượng lao động chưa cao, sự hạn chế trong việc kết nối giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với nhà nước … làm cho các doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)