Kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 53)

Bảng 2.3. Số lượt kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

TT Tên cơ quan 2012 2013 Số lượt kiểm tra2014 2015 2016

1 Đoàn liên ngành: Sở KHĐT

chủ trì 40 70 65 90

2 Cục Thuế tỉnh 80 102 90 150 3 Đoàn liên ngành: NHNN chủ

trì 30 20

4 Đoàn liên ngành: BQL Khu

kinh tế cửa khẩu chủ trì 12 10 5 Đoàn liên ngành: Sở GTVT

chủ trì 50

6 Đoàn liên ngành: Sở TNMT

chủ trì 20 35

Mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp không phải tìm ra những doanh nghiệp vi phạm để xử phạt mà nhằm đánh giá một cách chính xác tình hình thực tiễn của doanh nghiệp, những thuận lợi, khó khăn, hạn chế của doanh nghiệp để nhà nước có biện pháp can thiệp kịp thời, đề ra những chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, trong nhiều năm trở lại đây, tỉnh Lạng Sơnthường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Tuyên truyền vận động nhân dân phối hợp với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp phát huy tinh thần, ý thức trách nhiệm trong công tác giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nói chung trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Từ năm 2012 đến nay, các cơ quan QLNN tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo định kỳ hoặc đột xuất khi có những vấn đề nổi cộm trên thị trường hoặc khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó một số cơ quan thực hiện thường xuyên như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Y tế là những cơ quan chuyên ngành chủ yếu kiểm tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, qua kiểm tra các cơ quan nhà nước có thể phát hiện những sai phạm đồng thời cũng tìm ra những khó khăn của doanh nghiệp trong kinh doanh, trong việc tuân thủ pháp luật, thông qua đó cũng phát hiện ra được những tồn

tại, những quy định pháp luật gây khó khăn hoặc không phù hợp với các doanh nghiệp. Một số cơ quan như Thuế, Hải Quan là những cơ quan QLNN đặc thù, tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra với tần suất lớn. Ngay sau khi doanh nghiệp được cấp mã số thuế, cơ quan thuế đã tiến hành kiểm tra nhằm xác minh sự tồn tại của doanh nghiệp trước khi xuất hóa đơn cho doanh nghiệp; hàng năm, cơ quan thuế tổ chức các đoàn thanh tra kiểm tra thường xuyên, đặc biệt đối với các doanh nghiệp phát sinh thuế lớn. Cơ quan Hải quan cũng thực hiện xác minh và kiểm tra tại trụ sở về cơ sở vật chất của doanh nghiệp trước hoặc sau khi thông quan. Hoạt động kiểm tra này nhằm đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đúng, đủ chính sách thuế; phát hiện những doanh nghiệp cố tình chây ỳ, nợ đọng hoặc trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế; đảm bảo thu đúng, thu đủ cho ngân sách sánh nhà nước. Từ năm 2012 đến nay, Cục Thuế tỉnh Lạng Sơnvà Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức kiểm tra hơn 1.000 lượt doanh nghiệp, thực hiện truy thu cho Ngân sách Nhà nước trên 40 tỷ đồng.

Qua đánh giá chung của các cơ quan, nhìn chung các doanh nghiệp đã nhận thức ngày càng rõ hơn về trách nhiệm tôn trọng và tuân thủ pháp luật, các điều kiện kinh doanh đã quy định rõ ràng hơn và các đầu mối văn bản cũng ngày càng ít hơn, số lượng doanh nghiệp và tần suất vi phạm pháp luật ngày càng giảm. Chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã được nâng lên, các doanh nghiệp đãquan tâm nhiều hơn đến việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, mẫu mã sản phẩm ngày càng phong phú, hình thức dịch vụ kinh doanh đa dạng, được thị trường đón nhận và đánh giá cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)