Hạn chế trong công tác kinh doanh thẻ

Một phần của tài liệu 0472 giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại sở giao dịch NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 70 - 75)

- Thiếu tắnh đa dạng trong hoạt động kinh doanh thẻ

Sản phẩm thẻ của Sở Giao dịch thiếu tắnh đa dạng. Nếu so sánh về danh mục thẻ phát hành Agribank nói chung và Sở Giao dịch nói riêng với các ngân hàng khác như VCB, BIDV, ACB,.. .sẽ thấy tắnh đa dạng về sản phẩm thẻ của các ngân hàng này vượt trội hơn. Một số loại thẻ của Agribank thực sự không phát triển tốt như thẻ lập nghiệp, thẻ trả lương hưu, thẻ liên kết sinh viên. Đó là các loại thẻ

không mang lại hiệu quả, số dư cũng như giá trị giao dịch không lớn mà phắ quản lý lại rất tốn kém. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh như VCB, ACB ....co nhiều loại thẻ hiện đại mang lại rất nhiều tiện ắch cho khách hàng với quy mô thanh toán và phạm vi sử dụng vượt trội. Đặc biệt là các loại sản phẩm liên kết với các tổ chức lớn, nhắm đến đối tượng khách hàng có nhu cầu kinh doanh, du lịch, học tập tại nước ngoài mang lại không chỉ lợi nhuận mà còn là thị phần và thương hiệu thẻ cho ngân hàng như các sản phẩm dưới đây:

5 Thẻ Vietcombank American Express Thẻ tắn dụng quốc tế

6 Thẻ Vietcombank Vietnam Airline American Express (thẻ bông sen vàng)

Thẻ tắn dụng liên kết với Vietnam Airline

STT Tên thẻ Loại thẻ

1 Thẻ ACB 365 Styles Thẻ ghi nợ nội địa

2 Thẻ ACB Visa Domestic (ATM 2+) Thẻ ghi nợ nội địa

3 Thẻ ACB Visa Debit Thẻ ghi nợ quốc tế

4 Thẻ ACB Visa Prepaid/MasterCard Dynamic Thẻ trả trước quốc tế

5 Thẻ ACB Visa ElectronZMasterCard Electronic Thẻ trả trước quốc tế

6 Thẻ ACB Visa Platinum Thẻ tắn dụng quốc tế

7 Thẻ tắn dụng quốc tế ACB VisaZMasterCard Thẻ tắn dụng quốc tế

(Nguồn: vcb.com.vn)

- Tiện ắch của dịch vụ thẻ còn hạn chế

Hiện tại, thẻ thanh toán do Sở Giao dịch cung cấp (bao gồm cả thẻ nội địa và thẻ

quốc tế) vẫn chưa đem lại nhiều giá trị gia tăng cho chủ thẻ. Thẻ nội địa Success vẫn chỉ

thanh toán được ở những EDC của hệ thống Agribank, hệ thống Smartlink, hệ thống Banknetvn với một vài dịch vụ như mua sắm tại các siêu thị, nhà hàng... .Các giao dịch

tại máy ATM rất hạn chế, chủ thẻ mới chỉ thực hiện được các giao dịch đơn giản

như: rút

tiền. đổi mã PIN, vấn tin tài khoản, in sao kê 10 giao dịch gần nhất, chuyển khoản cùng

hệ thống. Mặc dù tại trang Website chắnh thức của Agribank (Agribank.com.vn) có đưa

ra các tiện ắch như: thanh toán hoá đơn (điện thoại. điện. nước,.) tại ATM và EDC nhưng trên thực tế, những dịch vụ này chưa được triển khai.

Đối với thẻ quốc tế, các chủ thẻ tắn dụng được bảo hiểm miễn phắ 1 năm khi đáp ứng các yêu cầu của Agribank và có thẻ thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ thuộc hệ thống Banknetvn, hệ thống thẻ quốc tế Visa, MasterCard. Ngoài ra, Agribank chưa phát triển thêm được giá trị gia tăng cho chủ thẻ. Do đó. thẻ thanh toán của Agribank nói chung và Sở Giao dịch nói riêng kém hấp dẫn so với các loại thẻ thanh toán của các NHTM khác.

- Chất lượng phục vụ khách hàng chưa cao

Mặc dù số lượng thẻ phát hành mới và doanh số thanh toán thẻ vẫn tiếp tục tăng lên qua các năm nhưng khách hàng vẫn chưa thực sự hài lòng về dịch vụ thẻ.

Hiện tại, thời gian phát hành thẻ còn chậm: phát hành thường là 7 ngày làm việc, phát hành nhanh là 4 ngày làm việc. Đôi khi thời gian phát hành/trả thẻ cho khách hàng còn chậm so với quy định.

Thứ hai là, việc quét ảnh để đăng ký phát hành thẻ tắn dụng cho khách hàng thực hiện chưa đúng quy định nên khi phát hành thẻ cho khách hàng, chất lượng ảnh trên thẻ rất xấu tạo cho khách hàng tâm lý không muốn sử dụng thẻ.

Bên cạnh đó. khi giao thẻ cho khách hàng, cán bộ nghiệp vụ thẻ đôi khi quên kắch hoạt hiệu lực thẻ nên khi khách hàng sử dụng thẻ để rút tiền, thanh toán hoá đơn thì không thể thực hiện được.

trong quá trình sử dụng thẻ. Website của Agribank hiện chưa có những hướng dẫn an toàn và thông tin cụ thể về các rủi ro liên quan đến dịch vụ thẻ. Tại Sở Giao dịch hiện cũng chưa có các sổ tay hướng dẫn về dịch vụ thẻ.

Thứ tư, khả năng tư vấn cho khách hàng còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức: Bộ phận tiếp khách hàng chủ yếu là hướng dẫn khách hàng điền vào mẫu theo yêu cầu hoặc hướng dẫn khách hàng đến từng bộ phận nghiệp vụ khi khách hàng có yêu cầu, chứ nhân viên tư vấn không thể chả lời và gợi ý nhu cầu cho khách hàng.

Chắnh bởi các nguyên nhân trên nên dù số lượng khách hàng của Sở Giao dịch có

tăng lên nhưng chưa tương xứng với khả năng và quy mô hoạt động của Sở Giao dịch.

- Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ còn nhiều vướng mắc

Hoạt động kinh doanh thẻ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các loại rủi ro này rất đa dạng: từ rủi ro liên quan đến việc khách hàng không trả nợ (đối với thẻ tắn dụng hoặc tài khoản thẻ được phép thấu chi) đến các rủi ro trong thanh toán thẻ (thẻ giả mạo, khách hàng rút tiền từ thẻ nhưng chưa kịp nhận tiền thì bị kẻ gian lấy mất....). Tuy nhiên, Sở Giao dịch chưa có bộ phận quản lý rủi ro thẻ riêng mà mới chỉ có hai bộ phận quản lý rủi ro chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Sở Giao dịch (phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ và phòng quản lý rủi ro). Sở Giao dịch cũng chưa ban hành các khuyến cáo đến người sử dụng về các rủi ro liên quan đến thanh toán thẻ và chưa cập nhật kịp thời các rủi ro có thể xảy ra tới các ĐVCNT.

Về vấn đề trắch lập dự phòng rủi ro trong thanh toán thẻ. NHNN đã có quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 về việc ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. ỘDư nợ thấu chi qua thẻ. dư nợ tắn dụng qua thẻ được tắnh vào tổng mức dư nợ cho vay chung của tổ chức phát hành thẻỢ đồng thời điều 7 của quy chế này nêu rõ các tổ chức phát hành thẻ phải thực hiện trắch lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, cho tới nay, Sở Giao dịch vẫn chưa thực hiện trắch lập dự phòng rủi ro đầy đủ mà mới chỉ thực hiện trắch lập dự phòng rủi ro đối với thẻ tắn dụng.

Một phần của tài liệu 0472 giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại sở giao dịch NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 70 - 75)

w