KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT

Một phần của tài liệu 0475 giải pháp phát triển hoạt động NH bán lẻ tại chi nhánh thăng long NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 61)

VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và Chi nhánh Thăng Long

2.1.1.1. Lịch sử h ình thành

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) được thành lập ngày 27/09/1993 theo Giấy phép hoạt động số 0040/NH-CP, với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 180.874 tỷ đồng. Techcombank hiện có 2 hội sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và hơn 365 phòng giao dịch, chi nhánh với hơn 7.000 nhân viên đang làm việc. Trụ sở chính của Techcombank ban đầu đặt tại 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hiện nay Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại 191 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Techcombank là NHTM đô thị đa năng ở Việt Nam hướng tới cung cấp các sản phẩm tài chính đồng bộ, chuyên nghiệp, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho doanh nghiệp và dân cư nhằm mục đích thỏa mãn yêu cầu khách hàng, tạo ra giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Các sản phẩm của Techcombank đưa ra đã được chuyên biệt hóa phục vụ nhu cầu của khách hàng, không chỉ đơn thuần là các sản phẩm đơn lẻ mà đã được tăng cường sự hỗ trợ công nghệ trong quy trình, bán chéo sản phẩm như thẻ thanh toán, sản phẩm huy động, cho vay mua nhà, tín dụng tiêu dùng. Thương hiệu

Techcombank đã được khẳng định trên thị trường tài chính thông qua mạng lưới hoạt động trải rộng, dịch vụ tài chính đa dạng và đã kịp thời đáp ứng nhu cầu tài chính tăng trưởng mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và cá nhân trên toàn quốc. Techcombank đã được người tiêu dùng trong nước và các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao qua các giải thưởng được trao tặng: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2013, 2014 (do Alpha Asia trao tặng); Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2014 - Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2014 (theo xếp hạng của The Global Banking & Finance Review); Top 10 ngân hàng có dịch vụ Internetbanking được yêu thích (theo tiêu chí của Vnexpress và SmartLink) ...

Chi nhánh Techcombank Thăng Long được thành lập 06 tháng 08 năm 1993 theo Quyết định số:15/QĐ-NH của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mở Chi nhánh tại thành phố Hà Nội. Trụ sở ban đầu của Chi nhánh đặt tại số 193-C3 phố Bà Triệu. Tháng 10/2007, Chi nhánh Thăng Long chính thức được đặt trụ sở tại Tầng 1, Tòa nhà 181, tại địa chỉ số 181, Phố Nguyễn Lương Bằng, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một địa điểm sôi động, sầm uất, dân cư đông đúc, có trình độ và thu nhập cao, nhiều doanh nghiệp hoạt động, giao thông đi lại thuận tiện ... và có sự hiện diện của hầu hết các ngân hàng. Chi nhánh Thăng Long hoạt động theo mô hình Siêu chi nhánh, hiện nay là siêu chi nhánh thuộc Vùng 4, quản lý về mặt con dấu với 10 phòng giao dịch trực thuộc.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Trải qua quá trình hoạt động, Techcombank Thăng Long đã xây dựng được một cơ cấu tổ chức hợp lý và hiệu quả, vừa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong ngân hàng lại vừa khuyến khích tính tự chủ trong hoạt động của từng bộ phận. Với mô hình được xây dựng theo mô hình ngân hàng TMCP đô thị hiện đại, Chi nhánh hiện có cơ cấu tổ chức như sau:

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 _______So sánh______

Số tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ 2013/2012 2014/2013 Phân theo đối tượng huy động

Tiền gửi dân cu 2.2 29 75,18 % 1.8 03 72,09 % 2.1 21 68,72 % 80,89 % 117,64 % Tổ chức kinh tế 7 36 24,82 % 69 8 27,91 % 805 31,28% 94,84 % 115,33 % __________________________________Phân theo kỳ hạn_________________________________ Không kỳ hạn 1.4 40 48,56 % 1.1 27 45,07 % 1.3 70 46,81 % 78,26 % 121,53 %

2.1.2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh Thăng Long - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội nước ta có nhiều biến động. Những vấn đề trong nền kinh tế như nợ xấu, tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm hay lạm phát nảy sinh. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta còn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong những giai đoạn khó khăn này, Techcombank Thăng Long nói riêng và toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam nói chung đã chủ động có những chính sách kịp thời, cùng chung sức với khách hàng vượt qua những khó khăn. Tình hình hoạt động của Chi nhánh được xem xét trên một số mặt sau:

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn được coi là tiền đề, nền tảng cho những hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Làm sao để có được nguồn vốn ổn định với chi phí thấp, giúp ngân hàng thực hiện được chức năng là thủ quỹ của nền kinh tế luôn là vấn đề được Techcombank Thăng Long quan tâm. Trong những năm gần đây, thị trường tài chính trong nước có nhiều biến động. Trên địa bàn hoạt động của chi nhánh, các NHTM cạnh tranh nhau gay gắt bằng các mức lãi suất và các hình thức huy động hấp dẫn. Chi nhánh đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhận quà khuyến mại, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có lãi dự thưởng, tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt ... Với các hình thức nêu trên, kết hợp với nhiều kỳ hạn gửi tiền linh hoạt đã tạo nên sự hấp dẫn cho khách hàng. Tình hình huy động vốn của chi nhánh được thể hiện qua bảng tổng hợp sau đây:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Techcombank Thăng Long giai đoạn 2012 - 2014

________________________________Phân theo loại tiền tệ_______________________________ Nội tệ_________ 2.3 48 79,20 % 2.0 86 83,40 % 2.5 95 88,70 % 88,84 % 124,40 % Ngoại tệ_______ 6 17 20,80 % 41 5 16,60 % 331 11,30 % 67,26 % 79,76 % Tổng vốn huy động__________ 65 2.9 100% 01 2.5 100% 262.9 100% % 84,35 %116,99

tăng trở lại vào năm 2014. Cụ thể, năm 2012, tổng vốn huy động của Chi nhánh là 2.965 tỷ đồng. Nhung tới năm 2013, nguồn vốn huy động đuợc giảm còn 2.501 tỷ đồng, giảm 15,65% so với năm truớc. Tới năm 2014, luợng vốn huy động đã tăng trở lại, đạt mức 2.926 tỷ đồng. Có biến động này là do tình hình kinh tế chung trong năm 2013, nguồn vốn ứ đọng nhiều nên hoạt động huy động vốn có nhiều khó khăn. Do đó, luợng vốn huy động của Chi nhánh giảm sút so với năm 2012. Sang tới năm 2014, tình hình kinh tế đã có những chuyển biến tích cực. Các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi,

tăng trưởng kinh tế đạt mức khả quan nên hoạt động huy động vốn được đẩy mạnh, giúp vốn huy động tăng 16,99% so với năm trước.

- Phân theo đối tượng khách hàng

Theo đối tượng khách hàng, nguồn vốn huy động của Chi nhánh được chia ra thành hai nhóm chính là từ dân cư và từ các tổ chức kinh tế. Trong cơ cấu huy động của Chi nhánh, tiền gửi đến từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Các tổ chức kinh tế chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp, gửi tiền vào ngân hàng chủ yểu để phục vụ các khoản thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, các đơn vị này luôn cần tiền để quay vòng vốn nên không để quá nhiều tiền trong ngân hàng. Từ đó, Chi nhánh Techcombank Thăng Long vẫn luôn cố gắng có những chính sách thu hút, huy động để ngày càng nhiều doanh nghiệp hợp tác với ngân hàng. Đối với nguồn huy động từ dân cư, từ năm 2012 đến năm 2014 nguồn này luôn chiếm tỷ trọng ngày càng cao duy trì ở mức 68 - 75% tổng nguồn vốn huy động. Xu hướng trên thể hiện trạng thái thu nhập của dân cư tăng, đời sống kinh tế khả quan, tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư tăng. Mặt khác trong thời gian qua Chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút vốn, tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng truyền thống. Chính điều đó cũng làm tăng thêm niềm tin của người dân vào Chi Nhánh.

- Phân theo kỳ hạn huy động

Xét theo kỳ hạn huy động, nguồn vốn huy động được chia làm 3 nhóm là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi trung và dài hạn. Trong đó, chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong nguồn huy động của Chi nhánh những năm qua là nguồn vốn không kỳ hạn. Đây là nguồn huy động có tính chất không ổn định nhưng có chi phí huy động thấp. Khi các ngân hàng huy động được nguồn này càng lớn thì chi phí trả lãi trung bình chung của vốn huy động sẽ thấp xuống, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc

trọng trọng tiền trọng 2 3

Theo đối tượng khách hànggiảm chi phí đầu vào. Tuy nhiên, do tính không ổn định nên ngân hàng thường phải để lại tỷ lệ dự trữ đảm bảo an toàn thanh toán. Có thể thấy, Chi nhánh đã huy động được một lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn. Điều này sẽ tạo ra lợi thế về chi phí huy động cho Chi nhánh. Tiền gửi ngắn hạn (dưới 1 năm) cũng là khoản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh, có thể thấy nguồn vốn này tăng qua từng năm. Điều này là phù hợp với tình hình kinh tế chung có nhiều biến động trong những năm qua khi việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các kênh đầu tư khác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt khác, những năm qua Techcombank luôn đưa ra những chương trình huy động vốn rất hấp dẫn, mang lại lợi ích cao với từng đối tượng khách hàng. Kết quả là đã thu hút được một lượng lớn tiền gửi có kì hạn dưới một năm trong những năm vừa qua. Tiền gửi trung và dài hạn của Chi nhánh trong thời gian qua chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Cụ thể, năm 2012 là 13,39%, sang năm 2013, tỷ lệ này tăng lên 15,10% và giảm nhẹ trong năm 2014 xuống còn 13,31%. Đây cũng là xu thế chung của các ngân hàng khi tỷ lệ tiền gửi trung và dài hạn thường nhỏ hơn nhiều so với tiền gửi ngắn hạn.

- Phân theo loại tiền tệ

Có thể thấy, nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn chủ yếu bằng đồng nội tệ. Tỷ lệ huy động bằng nội tệ tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Năm 2012, vốn huy động bằng nội tệ chỉ chiếm 79,20% nhưng đã tăng liên tục lên 83,40% năm 2013 và 88,70% trong năm 2014. Vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi giảm, có điều này là do tác động từ quy định về trần lãi suất huy động bằng Đô la Mỹ do NHNN ban hành năm 2012 làm cho việc huy động ngoại tệ gặp nhiều khó khăn. Việc hạn chế trong khả năng huy động ngoại tệ so với các năm trước có thể khiến Chi nhánh gặp một số khó khăn khi phải thu xếp

ngoại tệ cho khách hàng có nhu cầu nhập khẩu. Năm 2012, tỷ lệ vốn huy động bằng ngoại tệ là 20,80% nhung liên tục giảm trong các năm sau xuống còn 16,60% năm 2013 và chỉ còn 11,30% năm 2014. Đây là một điểm chi nhánh cần chú ý trong thời gian tới.

2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn

Kết hợp với việc huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn. Hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh chủ yếu là hoạt động cho vay. Trong đó, Chi nhánh hầu nhu không hoạt động trong lĩnh vực đầu tu. Với nguồn vốn huy động đuợc khá lớn và ổn định, Chi nhánh đã thỏa mãn đuợc những nhu cầu vay vốn hợp lý cho các bạn hàng chiến luợc và các khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Nguồn vốn ảnh huởng đến quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng và chính sách tín dụng đối với hoạt động cho vay.

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng của Techcombank Thăng Long giai đoạn 2012 - 2014

Khách hàng DN 9 10 32,1 % 94 2 41,9 % 1141 43,7% 103% 121 % Theo kỳ hạn Ngắn hạn 1.272 53,3 % 1.1 52 51,2 % 1.3 74 52,6% 91 % 119 % Trung và dài hạn 1.114 46,7 % 1.0 97 48,8 % 1.2 30 47,4% 98 %" 112 % Tong dư nợ 2.836 100 % .248 100% 2.6 12 100% 79 % 116 %

0 0 0 Tổng du nợ 2.83 6 2.24 8 2.61 2

Có thể thấy, dư nợ tín dụng của Chi nhánh trong các năm qua cũng biến động giảm mạnh trong năm 2013 và tăng trở lại trong năm 2014. Năm 2013, tổng dư nợ của Chi nhánh giảm xuống còn 79% so với năm 2012, từ 2.836 tỷ còn 2.248 tỷ đồng. Tới năm 2014, con số này tăng 16% lên mức 2.612 tỷ đồng. Đi vào chi tiết theo đối tượng khách hàng, có thể thấy khách hàng cá nhân vẫn là chiếm phần lớn dư nợ của Chi nhánh. Tỷ lệ dư nợ của nhóm khách hàng này là 67,9% trong năm 2012, đã giảm xuống trong các năm tiếp theo nhưng vẫn luôn từ 56% trở lên. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã bám sát với định hướng chung và cũng là thế mạnh của toàn hệ thống Techcombank là tập trung hướng vào nhóm khách hàng này. Về phía khách hàng doanh nghiệp, giá trị dư nợ của nhóm này đã giảm trong năm 2013 nhưng đã tăng trở lại trong năm 2014. Có diễn biến này là do trong năm 2012, 2013, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các hoạt động kinh tế khá ảm đạm nên tình hình sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ. Sang tới năm 2014, tình hình kinh tế đã khởi sắc, tăng trưởng đạt tốc độ như kì vọng nên cả doanh nghiệp và các cá nhân đều đẩy mạnh hoạt động và tiêu dùng làm tăng tổng dư nợ.

Dưới góc độ dư nợ theo kỳ hạn, có thể thấy các khoản cho vay ngắn hạn vẫn đang chiếm ưu thế. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng thường nhằm mục đích tiêu dùng đối với cá nhân và tài trợ vốn lưu động đối với các doanh nghiệp. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Chi nhánh cũng đã tập trung vào các sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà đất. Về phía doanh nghiệp, các khoản vay phục vụ sản xuất cũng được ưu tiên.

2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Với sức mạnh đoàn kết và quyết tâm của toàn thể nhân viên, Techcombank Thăng Long đã đạt kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2012 - 2014 như sau:

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Techcombank Thăng Long giai đoạn 2012 - 2014

Thu dịch vụ ròng 45,8 2 38,2 5 48,1 4

Lợi nhuận truớc thuế -25 22,1

5

39,5 6

đến nay, Techcombank chủ truơng thắt chặt tăng truởng tín dụng để tập trung vào mục tiêu xử lý nợ xấu. Kết quả trên đã thể hiện rõ điều này. Chỉ tiêu Tổng tài sản trong năm 2012 đạt 2.980 tỷ đồng nhung trong các năm 2013 và 2014 lại giảm sút khá mạnh, chỉ còn 2.580 trong năm 2013 và 2.990 trong năm 2014. Các chỉ tiêu Tổng du nợ và Tổng nguồn vốn đều có xu huớng giảm mạnh trong năm 2013 và tăng nhẹ trở lại trong năm 2014. Nhìn chung, nguồn vốn huy động đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của Chi nhánh.

Về chất luợng tín dụng, có thể thấy một điểm sáng của Chi nhánh là việc giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu từ mức 7,61% năm 2012 và 5,33% năm 2013 về mức 2,89% trong năm 2014. Trong những năm qua, nợ xấu là vấn đề nhức nhối của toàn ngành ngân hàng nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu khá cao, Techcombank đã quyết liệt chỉ đạo và tập trung thắt chặt tín dụng để xử lý nợ xấu và nợ quá hạn,

Một phần của tài liệu 0475 giải pháp phát triển hoạt động NH bán lẻ tại chi nhánh thăng long NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 61)