Chính phủ cần nhanh chóng tạo ra một hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động NHBL để phù hợp với yêu cầu phát triển cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế cũng như sự đổi mới về công nghệ khiến cho hoạt động ngân hàng ngày nay thay đổi rất nhiều, cần sửa đổi văn bản cũ không còn phù hợp và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới đối với các dịch vụ ngân hàng thực hiện bằng máy tính, các giao dịch thực hiện qua mạng. Quy định rõ biểu mẫu chứng từ và cơ quan có trách nhiệm lưu giữ chứng từ. Bên cạnh đó, pháp luật cũng phải đưa ra khung hình phạt cho các tội phạm công nghệ: đánh cắp mã PIN, làm giả thẻ ... Đây lả loại tội phạm mới xuất hiện ở nước ta, cần có biện pháp ngăn chặn cũng như răn đe kịp thời các hành vi này để đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng như cho ngân hàng. Ngoài ra, phải tìm ra giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề tài sản của các NH. Thủ tục pháp lý liên quan tới giải quyết tài sản thế chấp đến thời
điểm này vẫn còn ách tắc, cần phải có sự hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành có liên quan để xử lý dứt điểm vấn đề nan giải này. Nhất là khi thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi sẽ giúp các NH xử lý một khối lượng tài sản xấu rất lớn.
Xây dựng môi trường kỹ thuật - công nghệ hiện đại: Đây là cơ sở để phát triển các hoạt động NHBL với các dịch vụ hàm chứa công nghệ cao. Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng khai thác các kênh phân phối ảo giúp cung cấp các dịch vụ đến đông đảo dân cư. Theo đề án hiện đại hoá hoạt động ngân hàng, cần nhiều các phần mềm chuyên dụng dành cho ngân hàng với tính đồng bộ và tích hợp cao. Sự phát triển của thị trường phần mềm trong nước sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí nhập khẩu phần mềm từ nước ngoài. Sự chuyên môn hóa trong quản lý và hoạt động sẽ giúp các ngân hàng cung cấp các dịch vụ tốt hơn.
Trong việc điều hành kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường trong và ngoài nước, dự đoán xu hướng phát triển nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để kịp thời áp dụng các giải pháp điều tiết, bình ổn thị trường. Trong xu hướng tự do hóa tài chính ngân hàng theo thông lệ quốc tế, để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, tránh tổn thương cho nền kinh tế và hệ thống tài chính, Chính phủ cần xây dựng những khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường kiểm soát việc gia nhập và rút khỏi thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài để tránh những “cú sốc” từ quá trình tự do hóa tài chính mang lại. Đối với Chính phủ cần khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn, chẳng hạn Luật Các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 nhưng đến nay, Chính phủ chưa ban hành Nghị định quy định thi hành,