Việc phát triển dịch vụ NHBL cần có sự hỗ trợ của Chính Phủ cũng như NHNN nhưng để hoàn thành được nhũng mục tiêu của riêng Techcombank thì phải dựa trên cơ sở bền vững là sự nỗ lực của chính Ngân hàng. Căn cứ vào những sản phẩm bán lẻ hiện có trên thị trường, Techcombank cần có những điều chỉnh thích hợp trong hệ thống. Cụ thể, cần chú ý những nội dung sau:
Đưa ra biểu phí dịch vụ hoàn chỉnh và có sức cạnh tranh với các NHTM khác để áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống nhằm tránh tạo sự khác biệt trong quá trình thu phí của các chi nhánh, đồng thời có khả năng cạnh tranh với các NHTM khác trong quá trình thu phí dịch vụ.
Hệ thống kế toán, kiểm toán ngân hàng cần phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế; đồng thời xây dựng các thiết chế an toàn cho hoạt động ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước qua đó có những kế hoạch và đường lối riêng phù hợp với Techcombank. Mở rộng việc cho vay đối với các doanh nghiệp có uy tín hoặc các khách hàng truyền thống của ngân hàng, bên cạnh đó ngân hàng cũng phải mở rộng đối tượng cung cấp tín dụng nhằm phân tán rủi ro.
Hướng tới việc xây dựng một bộ phận chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực kinh tế. Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia này là định kỳ đưa ra các báo cáo phân tích, đánh giá tổng quan về nền kinh tế thế giới cũng như trong nước, xu hướng phát triển và những tác động của nó đến ngân hàng. Từ đó có những tham mưu kịp thời trong xây dựng, điều chỉnh chính sách và định hướng chiến lược phù hợp. Xây dựng các phưong án, đưa ra các tình huống để sẵn sàng đối phó cũng như khắc phục kịp thời các hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai...
Techcombank cần có kế hoạch đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ hiện đại tạo nền tảng để phát triển dịch vụ, bởi vì sản phẩm dịch vụ NHBL là những sản phẩm công nghệ cao, nhưng đầu tư công nghệ cần nguồn vốn lớn. Thực tế đã chứng minh, khi ứng dụng thành công các công nghệ tiên tiến sẽ giúp các ngân hàng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển dịch vụ NHBL hiện đại, gia tăng tiện ích cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường hội nhập. Hơn nữa công nghệ thông tin cần phải được đầu tư đồng bộ đảm bảo sự kết nối hòa mạng trong toàn hệ thống và kết nối với các NHTM khác. Nâng cao việc khai thác, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin về quản lý quan hệ khách hàng để phục vụ tốt hơn các nhu cầu hiện có và khai thác phục vụ nhu cầu mới của khách hàng.
Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nhất là các sản phẩm dịch vụ mang tính chất đặc trưng của ngành để tạo ra những giá trị gia tăng khác biệt. Cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ NHBL phù hợp với từng phân khúc thị trường (khách hàng, vùng, miền). Xây dựng sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu mới của khách hàng và sự phát triển của thị trường từng thời kỳ; xây dựng các quy trình sản phẩm thân thiện với khách hàng theo hướng giảm thiểu thủ tục và rút gọn thời gian giao dịch của khách hàng. Một số dịch vụ bán lẻ của ngân hàng còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã phổ biến trên thế giới như dịch vụ uỷ thác đầu tư, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ bảo quản hộ tài sản. Trong tương lai tại Việt Nam cũng sẽ gia tăng nhu cầu về các dịch vụ này. Vì vậy, Techcombank cần có sự nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đi trước các ngân hàng khác để khai thác các sản phẩm này trong tương lai.
Yếu tố con người là yếu tố quan trọng mang đến sự thành công cho hoạt động kinh doanh dịch vụ. Vì đặc thù của dịch vụ NHBL là dễ sao chép nên nếu như trình độ công nghệ của các ngân hàng là tương đương thì chất lương nguồn nhân lực sẽ tạo ra sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, dịch vụ giữa các ngân hàng. Do đó, trong các giải pháp phát triển dịch vụ NHBL, Techcombank không thể bỏ qua việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng chiến lược đào tạo và sử dụng cán bộ qua đào tạo là vấn đề được ngân hàng đặc biệt quan tâm và phải coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển trong quá trinh hoạt động; thường xuyên cử cán bộ tham gia vào các khóa học nhằm nâng cao khả năng chuyên môn nghiệp vụ, theo kịp xu hướng chung của thị trường. Ngoài ra, trong điều kiện hội nhập hiện nay thì một trong những yêu cầu cấp thiết đối với Ngân hàng là phải không ngừng nâng cao năng lực quản trị điều hành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Techcombank nên có kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên viên quản trị ngân
hàng và đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp trên toàn hệ thống, các chính sách phân phối thu nhập cũng nên linh hoạt hơn để đãi ngộ những nguời có năng lực thật sự làm việc ở lại Ngân hàng và thu hút đuợc nhân tài từ bên ngoài.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua việc phân tích thực trạng hoạt động NHBL tại Ngân hàng TMCP Kỹ thuơng Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long và kết hợp với mục tiêu, định huớng của toàn hệ thống Techcombank nói chung và Chi nhánh nói riêng, tác giả đã đua ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển hoạt động NHBL tại Techcombank Thăng Long trong thời gian tới. Đi kèm với đó là những kiến nghị, đề xuất nhằm phát triển hoạt động NHBL tại Chi nhánh.
KẾT LUẬN
Hoạt động NHBL của Việt Nam ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong và ngoài nước nhưng tiềm năng vẫn còn rất lớn nên tất cả các ngân hàng hiện nay đều đang nghiên cứu, phát triển dịch vụ NHBL nhằm chiếm lĩnh thị phần. Với mục đích nghiên cứu lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm giúp Techcombank phát triển dịch vụ NHBL tốt hơn, luận văn đã tập trung giải quyết một số nội dung sau:
- Thứ nhất, Trình bày cơ sở lý luận liên quan đến dịch vụ NHBL qua khái niệm, đặc điểm, vai trò và các dịch vụ NHBL cụ thể. Đồng thời, luận văn cũng đã đưa ra khái niệm và những luận cứ về sự cần thiết phải phát triển dịch vụ NHBL. Luận văn cũng đã đi sâu phân tích những nhân tố tác động đến sự phát triển của hoạt động NHBL, đồng thời đưa ra được các chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá mức độ phát triển của hoạt động NHBL. Ngoài ra, trong chương 1 cũng đã trình bày kinh nghiệm phát của một số ngân hàng trong và ngoài nước nhằm rút ra bài học trong việc phát triển dịch vụ NHBL cho các NHTM Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng.
- Thứ hai, Luận căn đã giới thiệu những nét chung về Techcombank và chi nhánh Thăng Long. Nêu lên được kết quả hoạt động của chi nhánh trong những năm gần đây (2012 - 2014). Dựa vào những số liệu thu thập được, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động và phát triển của dịch vụ NHBL tại chi nhánh Techcombank Thăng Long. Từ đó, rút ra được những kết quả và chỉ ra những hạn chế. Những nguyên nhân của hạn chế cũng đã được chỉ ra, làm cơ sở cho định hướng, chiến lược và giải pháp, kiến nghị cụ thể của chương 3 nhằm góp phần phát triển dịch vụ NHBL, nâng cao năng lực cạnh tranh của Techcombank trong giai đoạn hội nhập.
- Thứ ba, Để có cơ sở đưa ra giải pháp phát triển hoạt động NHBL tại Techcombank Thăng Long, luận văn đã trình bày định hướng phát triển chung
và định hướng phát triển hoạt động NHBL của Techcombank trong thời gian tới. Dựa vào những hạn chế và nguyên nhân đã được nêu trong chương 2, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động NHBL tại Techcombank. Bên cạnh đo, cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất với Ngân hàng Nhà nước và Techcombank Việt Nam để có thể mở rộng và phát triển hoạt động NHBL hiệu quả, bền vững.
Khi những giải pháp nêu trên được triển khai một cách đồng bộ theo một lộ trình hợp lý, vững chắc sẽ góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng, nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triến dịch vụ ngân hàng bán lẻ, từ đó đưa Techcombank ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững trong nền kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa.
Trong điều kiện cạnh tranh luôn có sự biến động do ảnh hưởng của môi trường vĩ mô, nhu cầu khách hàng, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh nên các chiến lược, chính sách kinh doanh dịch vụ NHBL cũng luôn có sự biến đổi. Đây là một đề tài tương đối rộng, đòi hỏi phải có nhiều thời gian nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn nên luận văn không tránh được những thiếu sót cần bổ sung. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thày cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Đình Lưu đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn, PGS. TS Hoàng Đức, PGS. TS Trần Huy Hoàng, TS Trầm Xuân Huơng. (2005). Tiền tệ ngân hàng. NXB Thống kê.
2. Ngân hàng TMCP Kỹ thuơng Việt Nam (2014).Báo cáo thường niên năm 2012 - 2014.
3. TS Lê Đình Hạc (2009), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế.
4. Nguyễn Thị Minh Hạnh (2014), Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thuơng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Học viện Tài chính.
5. PGS. TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng, NXB Lao động xã hội. 6. TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
7. PGS. TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thuơng mại, NXB Tài chính.
8. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học xã hội. 9. Quốc hội nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
10. Quốc hội nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước, số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
11.S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thuơng mại - Commercial bank management, NXB Tài chính, Hà Nội.
12.Thủ tuớng Chính phủ, Quyết định 291/2006/QĐ - TTg, “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020””.