Kết quả kinh doanh và kết quả triển khai hoạt động ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu 0475 giải pháp phát triển hoạt động NH bán lẻ tại chi nhánh thăng long NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 82)

2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua, Techcombank Thăng Long đã triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn mới dành cho đối tượng khách hàng cá nhân với những tính năng và kỳ hạn đa dạng, phong phú, đáp ứng cho nhiều phân đoạn

khách hàng, đặc biệt là sản phẩm tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất linh hoạt theo số dư, theo thời gian ... giúp khách hàng tối ưu hóa lợi ích.

Kết quả công tác huy động vốn dân cư của Chi nhánh từ năm 2012 đến năm 2014 được thể hiện qua bảng 2.5

Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn dân cư theo kỳ hạn Techcombank Thăng Long giai đoạn 2012 - 2014

T % 5 % % %

Tổng vốn huy

động 2.96

từ dân cư vẫn là một kênh chủ yếu của Techcombank Thăng Long. Trong những năm qua, nguồn vốn huy động này có xu hướng giảm xuống trong năm 2013 nhưng đã tăng trở lại trong năm 2014. Năm 2013, nguồn vốn huy động dân cư giảm mạnh chỉ bằng 84% so với năm 2012. Tới năm 2014, nguồn này đã tăng trở lại với mức tăng 17,64%. Có diễn biến này là do tình hình chung của nền kinh tế trong năm 2013 gặp nhiều khó khăn, để huy động vốn, các ngân hàng phải cạnh tranh nhau quyết liệt để huy động được nguồn vốn. Sang tới năm 2014, tăng trưởng tốt hơn, bức tranh kinh tế có nhiều nét khởi sắc nên việc huy động đã phần nào dễ dàng hơn.

Xét về cơ cấu theo kỳ hạn, có thể thấy, đa phần vốn huy động đến từ các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới một năm. Tỷ trọng của nhóm này luôn chiếm từ 65% trở lên. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm một bộ phận khá nhỏ, chỉ dao động

tiền trọng tiền trọng tiền trọng 12 1 3

trong khoảng từ 4,7% - 5,2%. Nhóm tiền gửi có thời hạn trên một năm của Chi nhánh chiếm tỷ trọng từ 27% cho tới 29%. Điều này phản ánh thói quen gửi tiền của đại bộ phận dân cư chưa thực sự ưa chuộng các sản phẩm tiền gửi dài hạn và rất nhạy cảm với lãi suất, nhất là trong bối cảnh lãi suất có sự biến động mạnh trong thời gian qua. Thêm vào đó, làn sóng tăng lãi suất huy động, đặc biệt là các kỳ hạn ngắn của các ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán cũng như kỳ vọng vào lãi suất tiếp tục tăng lên của người dân cũng góp phần tạo ra cơ cấu tiền gửi như trên. Nhìn chung, trong những năm qua, cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của Chi nhánh không có biến động mạnh. Cơ cấu cũng là cơ cấu chung của nhiều chi nhánh và các ngân hàng khác.

2.2.3.2. Sản phẩm tín dụng cá nhân

Hoạt động cho vay là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Tổn thất nếu xảy rả sẽ làm giảm thu nhập dự tính và có thể gây thua lỗ, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chính vì vậy, việc cân nhắc kỹ phân chia vốn trong phạm vi khoản mục cho vay là rất quan trọng.

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đời sống dân cư ngày càng cải thiện, mức thu nhập tăng, kéo theo đó là nhu cầu tiêu dùng của phần lớn bộ phận dân cư, đặc biệt là dân cư thành thị đã tăng lên nhanh chóng. Nắm bắt được xu thế này, Techcombank đã nghiên cứu và triển khai hàng loạt sản phẩm tín dụng bán lẻ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như: cho vay mua ô tô, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay tiêu dùng ... Với định hướng tập trung vào hoạt động NHBL, Techcombank đã đạt được thành công bước đầu khi xây dựng được một thương hiệu mạnh về dịch vụ NHBL, được các tổ đánh giá, xếp loại tín nhiệm cao trong nhiều năm. Cùng chung với xu hướng phát triển của hệ thống, Techcombank Thăng Long trong 3 năm qua cũng đã có những kết quả đáng ghi nhận trong việc cung cấp

những sản phẩm tín dụng cá nhân. Công tác cho vay bán lẻ của Techcombank Thăng Long trong giai đoạn 2012 - 2014 đã đạt được những kết quả như sau:

Bảng 2.6: Tình hình dư nợ cho vay cá nhân của Techcombank Thăng Long giai đoạn 2012 - 2014

14 % Theo nhóm sản phẩm% % % % Hỗ trợ mua nhà ở 9 19 32,3 % 7 98 35,4 % 1000 38,3 % 87 % 125 %

Cho vay mua ô tô 1 30" 4,6 % 9 7 4,3 % 1 36" 5,2 % 74 % 141 %

Cho vay hộ kinh

doanh 82 1 % 6,4 62" 1 % 7,2 83 1 % 7,0 % 89 % 113 Cầm cố giấy tờ có giá 4 25" 15,0 % 2 02 9,0 % 2 14" 8,2 % 48 % 106 %

Cho vay tiêu dùng 5

67" % 20,2 28" 5 % 23,5 63 6 % 25,4 % 93 % 126 Cho vay thấu chi 4Ĩ

T 14,5 % 3 46" 15,4 % 3 00" 11,5 % 84 % 87% Cho vay thẻ Visa 1

99" 7,0 % 11 7^ 5,2 % 11 5" 4,4 % 59 % 98% Chất lượng tín dụng Nợ đủ tiêu chuẩn 2.6 20 92,4 % 2.139 95,2 % 2.542 97,31% 82 % 119 % Nợ cần chú ý 57 2,0 % 3 4" 1,5 % 21 0,8 % 59 % 62% Nợ xấu 1 59" % 5,61 5 7 % 3,33 49" % 1,89 % 47 66% Tổng dư nợ cá nhân 2.8 36 100 % 2.248 100% 2.612 100% 79 % 116 %

hình tăng trưởng tín dụng thấp là khó khăn chung của ngành ngân hàng. Techcombank Thăng Long cũng không nằm ngoài xu thế này nên trong năm này, dư nợ tín dụng của Chi nhánh sụt giảm mạnh, chỉ còn 79,27% so với

năm 2012. Sang đến năm 2014, tuy tình hình đã cải thiện nhưng vẫn chưa phục hồi lại được như năm 2012.

Đi vào chi tiết theo kỳ hạn cho vay, có thể thấy đa phần các khoản vay vẫn là tín dụng ngắn hạn. Các sản phẩm có tỷ lệ cho vay trung và dài hạn cao thường là những sản phẩm như cho vay hỗ trợ mua nhà, cho vay mua ô tô hay cho vay tiêu dùng tín chấp. Còn lại các sản phẩm như cho vay kinh doanh, cầm cố giấy tờ có giá thì hầu hết là dư nợ ngắn hạn.

Nhìn vào cơ cấu theo sản phẩm, có thể thấy các sản phẩm cho vay mua nhà của Chi nhánh đang được ưa thích với tỷ trọng luôn ở mức cao. Đây là sản phẩm có nhiều ưu điểm như hạn mức cho vay tương đối lớn, thời gian vay vốn dài, có thể dùng chính bất động sản định mua làm tài sản đảm bảo hay phương thức trả lãi linh hoạt ... Bên cạnh đó, nhu cầu mua và sửa chữa nhà ở của dân cư trên địa bàn trong những năm gần đây là luôn hiện hữu, đặc biệt là đối tượng có thu nhập ở tầm trung và thấp. Trong các sản phẩm bán lẻ chủ yếu Techcombank, sản phẩm mua và sửa chữa luôn chiếm từ 30% trở lên. Một nhóm sản phẩm khác cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh đó là nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng, bao gồm các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay thế chấp bất động sản. Nhóm sản phẩm này chiếm từ 20% cho tới 25% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ. Với những ưu điểm về thủ tục, thời gian và lãi suất linh hoạt, đây cũng là một sản phẩm mà Techcombank có ưu thế. Nhóm sản phẩm cho vay theo dạng cầm cố giấy tờ có giá và cho vay thấu chi cũng là những sản phẩm có tỷ trọng khá cao vào thời điểm năm 2012, tuy nhiên sang tới các năm sau, lại có xu hướng giảm cả về giá trị và tỷ trọng. Các sản phẩm khác như cho vay mua ô tô, cho vay kinh doanh, cho vay thẻ Visa chiếm tỷ trọng không nhiều trong cơ cấu sản phẩm cá nhân của Chi nhánh.

201

Số thẻ phát hành 2.66

7 7 2.56 2.892 96% % 113

cũng là một vấn đề được quan tâm. Tại Chi nhánh, trong những năm qua, một

trong những vấn đề nổi cộm đó là việc xử lý nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh là khá cao nhưng đa phần tập trung ở mảng bán buôn với khách hàng là

các doanh nghiệp. Còn ở mảng tín dụng cá nhân, tình hình chất lượng tín dụng vẫn được kiểm soát khá tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đều nằm trong mức cho phép và có xu hướng giảm dần trong từng năm. Năm 2012, Chi nhánh có 5.61%% dư nợ cá nhân được xếp vào nhóm nợ xấu với giá trị lên tới

159 tỷ. Tuy nhiên, sang tới năm 2013, các khoản này đã được xử lý nên giảm mạnh chỉ còn 75 tỷ, tương ứng với 3,3%. Tới năm 2014, nợ xấu tiếp tục giảm cả về giá trị và tỷ trọng còn 1,8%. Dư nợ xấu của Chi nhánh đến từ một số khách hàng vay kinh doanh và vay tín chấp đảm bảo trả nợ bằng lương. Hiện Chi nhánh đã xử lý bằng cách thu hồi tài sản đảm bảo. Các năm tiếp theo, Chi

nhánh không phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu bán lẻ mới. Như vậy, có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ của Techcombank Thăng Long là thấp hơn so với mặt bằng chung của Chi nhánh (2,89%) và của toàn hệ thống.

2.2.3.3. Dịch vụ thẻ

Thị trường thẻ Việt Nam trong những năm qua phát triển rất sôi động. Các ngân hàng đua nhau đưa ra các sản phẩm về thẻ với nhiều tính năng ưu việt khác nhau nhằm cạnh tranh và thu hút lượng khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng mình. Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, Techcombank không ngừng gia tăng số lượng thẻ phát hành thông qua các chương trình ưu đãi tặng thẻ cho khách hàng, sẵn sàng miễn giảm hầu hết các loại phí của dịch vụ thẻ như phí phát hành, phí thường niên, phí chuyển khoản. Nhờ vậy mà lượng thẻ phát hành mới có xu hướng tăng qua từng năm. Về nhóm sản phẩm này, Techcombank hiện có các nhóm chính là thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ tín dụng quốc tế đồng thương hiệu và thẻ thanh toán quốc tế đồng thương hiệu. Các sản phẩm này có nhiều tiện ích, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, thanh

toán của nhiều đối tượng khách hàng. Kết quả thực hiện dịch vụ thẻ của Chi nhánh trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau:

ATM hay điểm chấp nhận thanh toán POS năm sau đều cao hơn năm trước. Số lượng thẻ phát hành năm 2014 đã tăng 13% so với năm 2013. Lượng máy ATM tăng thêm từ 12-14% qua các năm. Các tính năng, dịch vụ trên ATM, các điểm POS đã được hoàn thiện theo hướng gia tăng các tiện ích cho chủ thẻ. Chi nhánh đã triển khai tốt các đợt khuyến mại, quảng cáo để phát triển sản phẩm thẻ, tăng cường mở rộng các địa điểm đặt máy ATM ở những khu vực tập trung nhiều cơ quan, trung tâm thương mại, dân cư đông đúc. Chi nhánh cũng có đội ngũ cán bộ, nhân viên thường xuyên trực để có thể xử lý các sự cố về máy ATM như thiếu nhật ký, hóa đơn, máy thu thẻ, lỗi đường truyền ... để đảm bảo hệ thống máy ATM vận hành thông suốt, liên tục 24/24 giờ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Độ bao phủ của mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng trên địa bàn Hà Nội.Việc kết nối liên thông hệ thống POS với các ngân hàng khác cũng được Techcombank tiến hành liên tục. Kết quả trên chứng tỏ nhu cầu sử dụng các dịch vụ thẻ của khách hàng cũng như trên địa bàn đang tăng dần, cho thấy hiệu quả của việc mở rộng các tiện ích qua thẻ, nâng cao vị thế của Techcombank. Từ kết quả trên, thu nhập

của Chi nhánh từ các dịch vụ thẻ có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, còn góp phần tạo ra tiện ích và các giá trị lớn hơn cho người sử dụng thẻ.

2.2.3.4. Dịch vụ ngân hàng điện tử

Thanh toán không dùng tiền mặt nói chung cũng như thông qua các kênh điện tử của ngân hàng nói riêng đang được phổ biến rộng rãi trong cuộc sống tiêu dùng hiện đại. Techcombank đã vạch ra chiến lược phát triển trong đó xác định E-banking là một trong những hoạt động quan trọng để xây dựng ngân hàng bán lẻ hiện đại thông quv việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ với sự thuận tiện và chất lượng dịch vụ tốt nhất, đồng thời đứng trong nhóm 3 ngân hàng có thị phần giao dịch trực tuyến cao nhất. Ngân hàng cũng tiếp tục hoàn thiện các dịch vụ thanh toán hóa đơn và thu nợ qua các kênh điện tử. Hiện tại dịch vụ ngân hàng điện tử của Techcombank bao gồm các sản phẩm: ngân hàng trực tuyến - F@st i-bank, dịch vụ thanh toán qua tin nhắn điện thoại F@st-mobipay, dịch vụ ATM - F@st-ATM, dịch vụ Homebanking - F@st-homebanking, dịch vụ F@st - Mobile và các dịch vụ thanh toán hóa đơn.

Bằng việc đơn giản hóa các thao tác đăng ký, sử dụng dịch vụ đến việc hỗ trợ khách hàng, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking tại Chi nhánh đã tăng dần qua từng năm. Năm 2012, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ là 3.245 khách hàng. Tới năm 2013 và 2014, con số này đã được tăng lên là 5.234 khách và 6.289 khách hàng đăng kí sử dụng dịch vụ. Con số này chiếm 34,5% lượng khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh, từ đó mang về nguồn thu từ các dịch vụ ngân hàng điện tử. Đi cùng với sự tăng trưởng trong số lượng khách hàng, đó là số lượng giao dịch thông qua Internet banking đạt mức tăng trưởng 27% trong năm 2013 và 34% trong năm 2014. Đây chính là kết quả của quá trình đầu tư nâng cấp hệ thống E- banking sang phiên bản mới hoạt động ổn định và đảm bảo hơn, có thể phục vụ nhiều khách hàng đồng thời xử lý được nhiều giao dịch trực tuyến hơn.

Thu từ dịch vụ thanh toán ĩỹT 153^ 156^ 97,5% 124,8 %

Ngoài ra, trong năm 2014, Techcombank cũng tiên phong ở Việt Nam đưa ra dịch vụ chuyển tiền qua mạng xã hội thông qua ứng dụng trên nền tảng điện thoại di động và máy tính bảng, làm tăng tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng.

2.2.3.5. Các dịch vụ khác

Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác của Techcombank Thăng Long đang cung cấp các dịch vụ khác như dịch vụ kiểu hối, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán.

- Dịch vụ bảo hiểm

Đây là dịch vụ mới được triển khai ở hệ thống Techcombank. Việc phát triển còn nhiều khó khăn do đây là sản phẩm bán chéo, cán bộ ngân hàng không am hiểu sâu về dịch vụ, thiếu kỹ năng bán hàng nên tiếp thị sản phẩm còn hạn chế. Thêm nữa, dịch vụ bảo hiểm của Techcombank là sản phẩm mới, chưa được nhiều người biết tới, chủ yếu được bán kết hợp với một số sản phẩm như cho vay tiêu dùng tín chấp, hỗ trợ mua nhà ở, mua ô tô nên doanh thu đạt được không đáng kể.

- Dịch vụ thanh toán

Ngoài các dịch vụ truyền thống như nộp, rút, chuyển khoản, những năm gần đây là dịch vụ mang lại nguồn thu tương đối lớn trong hoạt động của Techcombank Thăng Long. Trong những năm vừa qua, Techcombank đã tăng cường hợp tác với các đối tác trong mạng lưới đại lý của mình để nâng cao tính đa dạng trong dịch vụ. Nhờ đó, tổng thu nhập phí của toàn hệ thống trong lĩnh vực thanh toán cả nội địa và quốc tế đều tăng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng chú ý khai thác các doanh nghiệp, các đơn vị có quan hệ tín dụng, thanh toán với Chi nhánh để ký hợp đồng mở thẻ, chuyển lương hàng tháng. Chi nhánh đã tiếp cận các đối tượng này với nhiều chính sách ưu đãi như ưu đãi về phí phát hành thẻ, miễn giảm phí trả lương đối với các đơn vị trong một

Một phần của tài liệu 0475 giải pháp phát triển hoạt động NH bán lẻ tại chi nhánh thăng long NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 82)