PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế giá
thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:”Doanh nghiệp là tổ chức
kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các họat động kinh doanh”[17].
Trên cơ sở đó có thể hiểu tổng quát rằng, doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) là khái niệm các tư nhân thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý tổ chức. Đó là các doanh nghiệp được hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường với nhiều hình thức khác nhau, hoạt động dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Các doanh nghiệp ngồi quốc doanh nói chung có quy mô lớn hơn kinh tế cá thể. Mục tiêu của các doanh nghiệp này là tạo ra ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư.
Trước đây, các loại hình doanh nghiệp ngồi quốc doanh nước ta hiện nay
bao gồm: doanh nghiệp tư nhân; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần và công ty hợp danh.
Tuy nhiên, hiện nay, các công ty TNHH và cơng ty cổ phần cũng có thể do nhà nước đầu tư vốn để thành lập, vì vậy, xét về các loại hình doanh nghiệp ngồi
quốc doanh thì bao gồm DNTN, cơng ty TNHH và công ty cổ phần do tư nhân đầu
tư vốn để thành lập, công ty hợp danh.
Như vậy, có thể hiểu doanh nghiệp ngồi quốc doanh là tổ chức kinh doanh mà vốn góp là do tư nhân đóng góp và tự chịu trách nhiệm của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Qua nghiên cứu các tài liệu; lấy ý kiến của các chuyên gia quản lý kinh tế và đối chứng thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp ngồi quốc doanh có các đặc điểm sau đây:
Một là, doanh nghiệp ngồi quốc doanh có số lượng lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, phong phú. So với doanh nghiệp kinh tế nhà nước thì số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn hơn nhiều, sự thay đổi ngành nghề sản xuất
kinh doanh nhanh chóng. Ngun nhân chính một phần do sự nhạy bén thị trường ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
của kinh tế ngồi quốc doanh, mặt khác chính sách chế độ nhà nước thơng thống trong việc cấp đăng ký kinh doanh do đó số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày nhiều, điều này cũng đặt ra câu hỏi cho việc quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Hai là, mục tiêu kinh doanh hàng đầu của các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh là lợi nhuận. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đặt đạt mục tiêu là lợi nhuận, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì mục tiêu lớn nhất, hàng đầu là lợi nhuận hay nói cách khác là lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó các doanh nghiệp chỉ muốn làm sao đó để đóng thuế càng ít càng tốt [17].
Ba là, giám đốc doanh nghiệp thường đồng thời là chủ sở hữu vốn và tài sản
của họ, các thành viên trong doanh nghiệp thường có quan hệ gia đình và họ hàng, việc quản lý sản xuất kinh doanh chủ yếu là các mối quan hệ quen biết. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy nhiều quan hệ kinh tế không được ký kết bằng văn bản, và trong trường hợp ký kết bằng văn bản thì thời gian thực hiện khơng theo hiệu lực văn bản.
Bốn là, sự thay đổi ngành nghề kinh doanh thường diễn ra một cách nhanh
chóng hơn so với doanh nghiệp nhà nước. Ngành nghề kinh doanh là một trong những chỉ tiêu để xác định thuế GTGT phải nộp. Khi thay đổi ngành nghề kinh doanh thì việc xác định thuế suất cũng như xác định các mặt hàng thuộc đối tượng không chịu thuế cũng rất quan trọng.
Năm là, việc chấp hành sổ sách và chế độ kế tốn tài chính của doanh nghiệp
ngoài quốc doanh kém hơn so với doanh nghiệp nhà nước.
Khơng chỉ có thuế GTGT mà tất cả các sắc thuế khác việc xác định kê khai thuế chủ yếu dựa vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp là cơ sở để xác định các loại thuế phải nộp. Việc chấp hành sổ sách chứng từ kế toán của doanh nghiệp kém khơng chỉ gây ra khó khăn cho chính doanh nghiệp trong q trình kê khai thuế mà cũng là khó khăn cho cơng tác kiểm tra thuế của cơ quan thuế.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Dựa vào kết qủa nghiên cứu các tài liệu về quản lý thuế GTGT và đối chứng với thực tiễn hoạt động quản lý thuế trên địa bàn huyện Hướng Hóa trong những
năm gần đây, tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý thuế
GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm:
Hệ thống chính sách thuế GTGT: để các doanh nghiệp tự giác chấp hành nghĩa vụ của mình thì bản thân các doanh nghiệp phải hiểu rõ luật thuế, nắm được các loại thuế phải nộp, những trường hợp được miễn giảm…Do đó, luật thuế GTGT phải có nội dung đơn giản, dễ hiểu, mang tính phổ thơng, phù hợp với trình độ chung của cả người nộp thuế và người quản lý, quan trọng hơn là các mức thuế suất phải được phân tích khoa học, tồn diện để tìm ra được mức thuế suất phù hợp nhất, điều đó sẽ tăng được tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế GTGT.
Ý thức chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: quản lý hóa đơn, chứng từ là nội dung cơ bản trong công tác quản lý thuế GTGT. Hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thực hiện nghiêm túc chế độ hóa đơn, chứng từ đơi khi chỉ là hình thức đối phó, có biểu hiện thiếu trung thực nên cịn nhiều sai phạm xảy ra như: làm giả hóa đơn, chứng từ; cung cấp hàng hóa, dịch vụ khơng có hóa đơn, chứng từ…Vì vậy, đây cũng là nhân tố gây ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thuế GTGT.
Đặc thù ngành nghề: lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng đa dạng và phong phú. Đối với các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào các ngành đó và ngược lại những ngành mang lại lợi nhuận thấp thì các doanh nghiệp ít đầu tư vào hoặc đầu tư nhỏ. Từ đó, tạo nên chênh lệch cơ cấu các ngành dẫn đến tình trạng trong cùng một ngành số lượng doanh nghiệp tham gia lớn làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, gây thất thu lớn.
Cơ cấu, tổ chức bộ máy thu thuế: ở nước ta đang áp dụng mơ hình quản lý thuế hỗn hợp vừa có yếu tố của mơ hình tổ chức theo sắc thuế, vừa có yếu tố của mơ hình tổ chức theo đối tượng và chức năng. Để công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng được hiệu quả thì bộ máy thu thuế cần phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Nếu các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều với các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh đa dạng thì cần có bộ máy thu thuế
phải lớn, đảm bảo cơng tác quản lý thuế GTGT được tốt cịn ngược lại các doanh nghiệp ngồi quốc doanh ít, nhỏ lẻ kinh doanh vào một số ngành nghề chủ yếu thì bộ máy thu thuế chỉ cần đơn giản, gọn nhẹ đã đáp ứng được nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý.
Trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý thuế GTGT: Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã thực sự trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. Việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật có tác động mạnh mẽ đến năng suất lao động và hiệu suất công tác. Công tác quản lý thuế GTGT rất cần nhiều sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thơng tin có ảnh hưởng rất lớn đến quy trình quản lý của cơ quan thuế. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình quản lý và lực lượng cán bộ thực hiện công tác quản lý thuế GTGT.