Khái niệm quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 30 - 32)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.3.1. Khái niệm quản lý thuế

Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành. Vì vậy, để tiếp cận khái niệm quản lý thuế, trước hết, cần tiếp cận khái niệm quản lý.

Theo Từ điển tiếng Việt, quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo

những yêu cầu nhất định.

Theo các tác giả Giáo trình Khoa học quản lý của Đại học Quốc gia Hà Nội thì “Quản lý là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn”.

Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc quản lý hành chính Nhà nước. Quản lý hành chính là sự tác động của cơ quan hành chính Nhà nước và con người hoặc các mối quan hệ xã hội để đạt được các mục tiêu của Chính phủ. Tiếp cận dưới góc độ thực thi quyền lực Nhà nước thì quản lý hành chính là thực thi quyền hành pháp của Nhà nước. Tiếp cận dưới góc độ cơng việc cụ thể thì quản lý hành chính là điều chỉnh hành vi con người, hành vi xã hội và tổ chức thi hành pháp luật đã ban hành.

Từ những cách hiểu như trên về quản lý hành chính thì quản lý thuế có thể được hiểu là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước, tức là, quản lý thuế được hiểu là hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóng thuế của người nộp thuế. Hoạt động tác động nói trên của Nhà nước được hiểu dưới ba góc độ sau:

(i) Là q trình vận dụng bản chất, chức năng của thuế để hoạch định chính sách, bao gồm cả chính sách điều tiết qua thuế và chính sách quản lý;

(ii) Là quá trình xây dựng tổ chức bộ máy ngành Thuế và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý thuế;

(iii) Là việc vận dụng các phương pháp thích hợp tác động đến quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT phù hợp với quy luật khách quan, bao gồm các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra thuế… Đây chính là cách hiểu về quản lý thuế theo nghĩa rộng.

Theo đó, quản lý thuế bao gồm cả hoạt động xây dựng chính sách thuế, ban

hành pháp luật thuế và hoạt động tổ chức hành thu. Khái niệm quản lý thuế nêu trên

cho thấy quản lý thuế bao gồm các khía cạnh chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, chủ thể của quản lý thuế là Nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp

với vai trò là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật thuế; cơ quan hành pháp với tư cách là người điều hành trực tiếp công tác thu và nộp thuế; hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp cho cơ quan hành pháp (cơ quan thuế, cơ quan hải quan) thay mặt cho Nhà nước tổ chức và thực hiện thu thuế.

Thứ hai, đối tượng quản lý thuế là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp

thuế vào NSNN (người nộp thuế).

Thứ ba, mục tiêu của quản lý thuế là huy động nguồn lực tài chính từ các tổ

chức và cá nhân trong xã hội cho Nhà nước thông qua việc ban hành và tổ chức thi hành pháp luật thuế.

Thứ tư, quản lý thuế là một hệ thống thống nhất giữa các cơ quan quản lý

Nhà nước với nhau và giữa xây dựng chính sách thuế với tổ chức hành thu. ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Thứ năm, quá trình tác động, điều hành thu thuế gắn với quá trình thực hiện

các chức năng quản lý của Nhà nước và quá trình này phải tuân thủ các quy luật khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)