PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
2.3.2. Những tồn tại
Trong công tác quản lý thuế GTGT đối với DNNQD trên địa bàn huyện Hướng Hóa mặc dù đạt được những thành quả đáng khích lệ nhưng vẫn cịn tồn tại những hạn chế cần khắc phục như:
Một là, về cơng tác đăng ký, kê khai, hồn thuế GTGT
Sự phối hợp trong việc quản lý đăng ký, kê khai thuế giữa cơ quan thuế và Phòng ĐKKD (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) còn nhiều bất cập, một số doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng không đến cơ quan thuế khai thuế.
Tình trạng các doanh nghiệp tự ngưng, nghỉ, bỏ địa điểm kinh doanh, không thơng báo với cơ quan ĐKKD cịn phổ biến. Vì vậy, việc quản lý thơng tin về tình hình kinh doanh của NNT chưa đạt hiệu quả.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế chỉ mới tập trung vào việc đăng ký thuế, xử lý tờ khai, phân tích báo cáo tài chính… nhưng các phần mềm hay bị lỗi làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế. Hệ thống thơng tin cịn rời rạc, tính tự động hóa để phục vụ cho việc truy cập, khai thác dữ liệu chưa cao.
Hai là, về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế, đó là tỷ lệ nợ thuế GTGT trên tổng số thu thuế qua 3 năm đều trên mức 5% (chỉ số nợ thông thường theo quy định của ngành Thuế).
Bên cạnh đó, các biện pháp cưỡng chế nợ thuế vẫn chưa được đẩy mạnh và đạt hiệu quả do các cơ quan chức năng còn ngại va chạm, thực hiện các biện pháp cưỡng chế chưa dứt điểm.
Ba là, về công tác kiểm tra, thanh tra thuế
Tình trạng gian lận thuế còn diễn ra khá phổ biến trong khi số lượng DNNQD ngày càng tăng, số lượng cán bộ thuế làm cơng tác kiểm tra lại ít.
Những doanh nghiệp qua kiểm tra phát hiện có hành vi gian lận thuế, cơ quan thuế mới chỉ dừng lại ở mức độ truy thu số tiền thuế khai thiếu, xử phạt về chậm nộp tiền thuế.
Việc kiểm tra doanh nghiệp dựa trên cơ sở thông tin dữ liệu về đánh giá rủi ro, nhưng thực tế hệ thống thông tin về NNT chưa thật sự đầy đủ đáp ứng cho việc phân tích hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế để lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu rủi ro cao về thuế. Việc kiểm tra thuế dựa vào trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm chuyên môn là chủ yếu. Một số cán bộ làm công tác kiểm tra chưa được tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra nên đôi khi xử lý công việc dựa vào kinh nghiệm bản thân.
Bốn là, về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT
Mặc dù công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã đạt được những kết quả nhất định trong việc phối hợp với cơ quan thơng tấn, báo chí, đa dạng hóa về nội dung lẫn hình thức. Tuy nhiên xét một cách khách quan thì cơng tác tun truyền, hỗ trợ NNT chưa chuyên sâu, thơng tin được cung cấp chưa đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và kịp thời cho NNT.
Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền có trình độ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chưa đồng đều, việc luân chuyển cán bộ định kỳ đã ảnh hưởng khơng ít đến chất lượng công tác tư vấn, hỗ trợ NNT.