Thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế và xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 74 - 78)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoà

2.2.2.7. Thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế và xử phạt vi phạm hành chính

Nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT, nâng cao năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các doanh nghiệp có hành vi gian lận, trốn thuế; đồng thời phát huy tính tự giác chấp hành và tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế. Trong thời gian qua, ngành Thuế huyện Hướng Hóa đã khơng ngừng đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra thuế, góp phần đảm bảo nguồn thu ngân sách.

Các dấu hiệu doanh nghiệp có nghi vấn về kê khai, tính và nộp thuế:

- Tạo các nghiệp vụ khơng có thực: Các nghiệp vụ khơng có thực nghĩa là thực tế doanh nghiệp khơng có phát sinh các nghiệp vụ này nhưng đã tự tạo ra chứng từ, đi mua chứng từ ngoài để hợp pháp hóa. Vì thế, có thể gọi đây là ghi khống. Ghi khống thể hiện qua những chứng từ, bảng kê giả mạo với chữ ký giả, hợp đồng lao động giả mạo, hóa đơn đi mua của cơ sở kinh doanh khác… Với hành vi này, doanh nghiệp giảm được thuế giá trị gia tăng thông qua việc khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào.

- Ghi nâng giá hàng hóa, dịch vụ mua vào: Các doanh nghiệp sản xuất hàng

hóa tiêu thụ nội địa, hàng hóa tiêu thụ trong nước khó có thể cạnh tranh và tăng giá tùy tiện so với mặt bằng chung, cho nên doanh nghiệp thường tìm mọi cách để nâng chi phí đầu vào của q trình sản xuất. Điều chỉnh con số ở thiết bị vật tư, nguyên liệu, định mức tiêu hao vật tư trên một đơn vị sản phẩm, chi phí phân bổ chính là phương thức, “lỗ hổng” giúp doanh nghiệp lách luật và nâng giá thành dễ nhất. Việc chi phí tăng giúp doanh nghiệp giảm được thuế GTGT phải nộp, bằng cách tăng thuế GTGT đầu vào khấu trừ.

- Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định: Mục tiêu chủ yếu của hành

vi hạch toán kế toán sai quy định pháp luật là che giấu doanh thu tính thuế, hạch tốn tăng chi phí và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Các kiểu hạch toán sai chế độ kế toán rất đa dạng. Khi bị kiểm tra phát hiện, cán bộ kế tốn có thể lấy cớ là

hạch toán nhầm để tránh bị phạt vì hành vi trốn thuế. Kế tốn có thể hạch tốn giảm trừ doanh thu thơng qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định...

- Nội dung của công tác kiểm tra, thanh tra như sau:

Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

Thứ nhất: Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra:

Chi cục Thuế huyện Hướng Hóa chủ động lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra trên cơ sở thu thập, phân tích thơng tin của các doanh nghiệp ngồi quốc doanh lớn, trọng điểm có số thu lớn chiếm tới hơn 60% số thu của toàn bộ khối doanh nghiệp để tập trung khai thác số thu từ những doanh nghiệp này. Tiếp tục phân loại doanh nghiệp theo từng nhóm ngành nghề mang tính đặc thù như nhóm doanh nghiệp ngồi quốc doanh về lĩnh vực xây dựng, nhóm doanh nghiệp ngồi quốc doanh có hoạt động kinh doanh ăn uống, khách sạn, nhà nghỉ và dịch vụ tiêu thụ đặc biệt, nhóm doanh nghiệp ngồi quốc doanh kinh doanh xe máy…Sau khi phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí nói trên và xác định có rủi ro cao về thuế, đã lập ra từng nhóm cán bộ để tập trung phân tích đánh giá chuyên sâu hồ sơ khai thuế của từng nhóm doanh nghiệp này theo đúng quy định.

Bước 1: Kiểm tra tại cơ quan thuế

Qua công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế đã có rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh tự giác khai điều chỉnh tăng số thuế phải nộp nhất là lĩnh vực kinh dịch vụ, thương mại.. Tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016-2018 được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.13. Tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016-2018

Năm Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 ± % ± %

1. Số hồ sơ thuế GTGT đã kiểm tra bộ 38 27 29 -11 -28,9 2 7,4

2. Số hồ sơ thuế GTGT được chấp nhận bộ 35 26 28 -9 -25,7 2 7,7

3. Số hồ sơ phải điều chỉnh bộ 3 1 1 -2 -66,7 0 0,0

4. Số thuế GTGT điều chỉnh tăng trđ 489 512 878 23 4,7 366 71,5

5. Số hồ sơ phải ấn định bộ - - - 0 0,0 0 0,0

6. Số thuế GTGT ấn định trđ - - - 0 0,0 0 0,0

Nguồn: Chi cục Thuế huyện Hướng Hóa

Qua Bảng 2.13, cho thấy số hồ sơ kiểm tra giai đoạn 2016-2018 là 94 hồ sơ thuế, trong đó thì có 5 hồ sơ phải điều chỉnh và số thuế điều chỉnh tăng tương ứng là 1.879 triệu đồng. Như vậy là số doanh nghiệp được kiểm tra cịn q ít, mặc dù có tăng qua các năm, nguyên nhân cơ bản là do lực lượng cán bộ thuế tham gia công tác kiểm tra thuế quá ít trong khi lượng doanh nghiệp quản lý lại tăng quá nhanh. Qua các năm, hầu hết công tác kiểm tra đều cho kết quả có vi phạm khai sai hoặc khai man trốn thuế. Qua việc kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại cơ quan thuế, các cán bộ thuế tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên báo cáo quyết tốn thuế để phát hiện những sai sót như ghi sai tên doanh nghiệp, ghi sai mã số thuế, khai thiếu chỉ tiêu,…tiếp theo đó các cán bộ thuế tiến hành kiểm tra tính chính xác của số liệu trên quyết toán thuế.

Bước 2: Kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế

Trong bước này, đoàn kiểm tra yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính năm, các sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ, tờ khai thuế GTGT và các hồ sơ liên quan đến việc thu nộp thuế của doanh nghiệp. Tiến hành đối chiếu các số liệu, phát hiện các sai phạm trong công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Công tác kiểm tra quyết toán thuế cần tập trung vào các yếu tố tính thuế như: hóa đơn GTGT đầu ra, hóa đơn GTGT đầu vào, hóa đơn đủ điều kiện khấu trừ và các chứng từ liên quan...

Kết thúc quá trình kiểm tra, đồn kiểm tra tiến hành lập biên bản kiểm tra theo mẫu, trong đó phải ghi rõ tình hình kiểm tra, u cầu doanh nghiệp phải nộp số thuế cịn thiếu vào NSNN. Đồng thời đồn kiểm tra đề nghị với Chi cục Thuế tiến hành xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp vi phạm (nếu có) theo quy định hiện hành.

Trong những năm qua, công tác kiểm tra, thanh tra báo cáo quyết toán thuế của Chi cục Thuế huyện Hướng Hóa ln được coi trọng. Kết quả công tác thanh tra và kiểm tra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016 -2018 được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.14. Kết quả công tác thanh tra và kiểm tra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Hướng Hóa giai đoạn 2016 -

2018 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 ± % ± % 1. Số lượng DNNQD quản lý dn 230 222 236 -8 -3,5 14 6,3

2. Kế hoạch kiểm tra thanh tra dn 40 45 56 5 12,5 11 24,4

3. Số lượng doanh nghiệp dn 40 45 56 5 12,5 11 24,4

4. Tỷ lệ DN/Số lượng DN quản lý % 17,4 20,3 23,7 2,9 16,6 3,5 17,1

5. Tỷ lệ DN/KH thanh tra kiểm tra % 100,0 100,0 100,0 0 0,0 0 0,0

6. Số doanh nghiệp vi phạm dn 5 6 3 1 20,0 -3 -50,0

7. Tỷ lệ DN vi phạm/số DN % 12,5 13,3 5,4 0,8 6,7 -8,0 -59,8

8. Số tiền truy thu và xử phạt trđ 267,5 1.211 1.480 943,5 352,6 269,0 22,2

Nguồn: Chi cục Thuế huyện Hướng Hóa

Qua Bảng 2.14, cho thấy năm 2016, Chi cục Thuế thanh tra, kiểm tra được 40 đơn vị, chiếm 17,4 % trong tổng số DN hiện đang quản lý, chiếm 100% trên kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Số thuế truy thu và xử phạt tăng thêm sau kiểm tra là 267,5 triệu đồng. Năm 2017, Chi cục Thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra 45 doanh nghiệp, chiếm 20,3 % trong tổng số doanh nghiệp hiện đang quản lý, chiếm 100% trên kế hoạch thanh tra, kiểm tra; phát hiện 6 doanh nghiệp sai phạm với số tiền thuế kiến nghị truy thu và xử phạt là 1.211 triệu đồng. Năm 2018, Chi cục tiến hành thanh tra, kiểm tra 56 doanh nghiệp, chiếm 23,7% trong tổng số doanh nghiệp hiện đang quản lý, chiếm 100% trên kế hoạch thanh tra, kiểm tra; phát hiện 3 doanh nghiệp sai phạm với số tiền thuế kiến nghị truy thu và xử phạt là 1.480 triệu đồng.

Kết quả này cho thấy Chi cục Thuế huyện Hướng Hóa đã tăng cường, đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn, chú trọng nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý theo đúng quy định, trong đó đã xử lý 100% doanh nghiệp có phát hiện sai phạm, các hành vi sai phạm bị xử lý chủ yếu là: hành vi khai sai, khai thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn. Chi cục Thuế đã tổ chức thực hiện theo đúng quy định tại Điều 107 Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Qua công tác thanh tra kiểm tra cho thấy những dạng sai phạm chủ yếu về thuế TNDN như sau: Không hạch tốn, hạch tốn khơng đủ số thuế phát sinh; Hạch toán sai về thuế suất; xác định không đúng số thuế được khấu trừ. Hàng năm Chi cục Thuế đã xây dựng kế hoạch thanh tra và thực hiện kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật thuế và chỉ đạo của Tổng Cục Thuế. Trên cơ sở thu thập, phân tích thơng tin về người nộp thuế, phân loại rủi ro theo quy định của Luật Quản lý thuế; tập trung kiểm tra các đơn vị có mức độ rủi ro cao, các ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ gian lận thuế, thất thu thuế như vận tải, xây dựng, các đơn vị kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch, ăn uống, xuất nhập khẩu qua đường biên giới đất liền…Tổ chức kiểm tra, giám sát kê khai thuế tại cơ quan thuế, kết hợp phân tích chuyên sâu với phân tích tờ khai thuế hàng tháng nhằm phát hiện những đơn vị có nghi vấn để bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị min (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)