Mô hình chỉ số mô tả công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện diên khánh, tỉnh khánh hoà (Trang 26 - 27)

Mô hình chỉ số mô tả công việc (JDI - Job Discriptive Index) được Smith và cộng sự giới thiệu từ năm 1969. Mô hình chỉ số mô tả công việc được đánh giá tốt qua nhiều nghiên cứu, theo thống kê của của Worrel (2004) ứng dụng của JDI trong việc đo lường sự hài lòng đối với công việc của nhân viên đã có đến 12.000 nghiên cứu về JDI (Worrel, 2004). Về cơ bản mô hình của Smith gồm năm nhân tố như sau:

Bản chất công việc phù hợp: Được hiểu là một công việc sẽ mang lại sự hài lòng chung cho người lao động và tạo hiệu quả công việc tốt nếu nó hài lòng các đặc điểm: Sử dụng các kỹ năng khác nhau, nhân viên nắm rõ quy trình thực hiện công việc và công việc có tầm quan trọng nhất định đối với đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, v.v… Ngoài ra công việc phù hợp với năng lực nhất định của CBCCVC.

Cơ hội đào tạo và phát triển: Đào tạo là quá trình học hỏi những kỹ năng cần thiết để phục vụ một công việc cụ thể. Thăng tiến là việc di chuyển lên những vị trí cao hơn trong hệ thống làm việc của CBCCVC. Trong đề tại này đào tạo và phát triển được nhóm chung với nhau trong cùng một nhân tố là do mối quan hệ nhân - quả thường thấy của chúng. Mục đích đào tạo của nhân viên ngoài việc nâng cao trình độ của mình còn mục đích thăng tiến trong hệ thống công việc, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Thu nhập: Thu nhập là khoản thu lao người lao động thu được từ công việc của mình ở tổ chức. Trong nghiên cứu này thu nhập được hiểu là thu nhập mà người lao động thu được từ công việc họ đang làm tại tổ chức không tính các khoản thu ngoài công việc chính tại tổ chức. Yếu tố thu nhập là một yếu tố quan trọng ảnh

15

hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đối với công việc, nhân viên có sự so sánh về mức thu nhập với các đơn vị khác, thu nhập có được phân phối một cách công bằng giữa các thành viên.

Lãnh đạo: Lãnh đạo được hiểu là người cấp trên trực tiếp của nhân viên.

Lãnh đạo đem đến sự hài lòng cho nhân viên thông qua việc giao tiếp với nhau, sự quan tâm, chú ý đến người lao động cấp dưới của mình, bảo vệ nhân viên khi cần thiết, thể hiện năng lực về lãnh đạo và chuyên môn đối với cấp dưới. Ngoài ra sự hài lòng về lãnh đạo của nhân viên còn thông qua việc đối xử công bằng, ghi nhận chân thành các đóng góp của nhân viên.

Đồng nghiệp: Đồng nghiệp được hiểu là những người làm việc cùng một vị trí với nhau, có nội dung công việc tương tự nhau hoặc trên một chuỗi nghiệp vụ có liên quan đến nhau trong tổ chức. Trong nội dung nghiên cứu này đồng nghiệp được hiểu là người làm việc cùng đơn vị trực tiếp, cùng tổ chức có mối quan hệ thường xuyên về mặt công việc với nhau, quan tâm trao đổi với nhau về công việc. Phần lớn thời gian người lao động tiếp xúc với nhau; vì vậy mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau cũng ảnh hưởng tới sự hài lòng chung trong công việc. Các yếu tố chính về sự hài lòng của đồng nghiệp là sự tin cậy, tận tâm trong công việc, giúp đỡ nhau trong việc, sự thân thiện,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện diên khánh, tỉnh khánh hoà (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)