CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. MẪU NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu
Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí cho nghiên cứu nên trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi. Bảng câu hỏi sẽ được phát đến tất cả các phòng ban của UBND Huyện Diên Khánh cho đến khi thu đủ số mẫu trả lời cần thiết thì dừng lại.
Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, nghĩa là người nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng khảo sát dựa trên tính thuận lợi, ở những nơi mà người nghiên cứu tiếp cận hay liên hệ được với đối tượng khảo sát. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất này vì theo Cooper và Schindler (2006) người được khảo sát dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu, quan trọng là giúp người nghiên cứu tiết kiệm về chi phí và thời gian khi thực hiện thu thập thông tin cần nghiên cứu.
3.3.2. Kích thước mẫu
Để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu thì việc lựa chọn cỡ mẫu thích hợp là rất cần thiết. Về nguyên tắc cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng chính xác, tuy nhiên cỡ mẫu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến chi phí và thời gian thực hiện nghiên cứu.
Đối với nghiên cứu này do hạn chế về chi phí thực hiện nên cỡ mẫu được xác định trên nguyên tắc tối thiểu cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu. Kích thước mẫu nghiên cứu dự kiến là 155 mẫu, để đảm bảo cỡ mẫu này 160 phiếu điều tra được phát đi.
Việc xác định cỡ mẫu như thế nào là phù hợp còn nhiều tranh cãi về các cách xác định khác nhau như. Theo Maccallum và cộng sự (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về cỡ mẫu tối thiểu đối với phân tích nhân tố. Theo Kline (1979) con số tối thiểu là 100, Guiford (1954) là 200, Comrey và Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tưởng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời.
38
Một số nhà nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể mà đưa ra mối liên hệ giữa số lượng biến quan sát với kích thước mẫu. Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) (2008) sử dụng quy tắc nhân 5, tức là số biến quan sát nhân 5 sẽ ra cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu để đảm bảo tính tin cậy.
Trong nghiên cứu này lấy mẫu theo quy tắc của Comrey và Lee (1992), đồng thời tham khảo quy tắc của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) với 31 biến quan sát cỡ mẫu tối thiểu 31x5 = 155
Như vậy cỡ mẫu 160 mẫu là cỡ mẫu khá theo Comrey và Lee, đồng thời nó cũng hài lịng quy tắc nhân 5 của Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) về kích thước mẫu tối thiểu.
Thống kê mô tả mẫu: Mẫu thu thập được sẽ được tiến hành thống kê phân loại theo các biến phân loại theo các tiêu chí phân loại tổ chức như: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí làm việc và mức thu nhập. Đồng thời tính điểm trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của các câu trả lời trong bảng hỏi thu thập được.
39
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn đã trình bày thiết kế và phương pháp nghiên cứu đề tài. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các mơ hình liên quan tác giả đề xuất thang đo dự định; sau đó thơng qua nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh thành thang đo chính thức để phù hợp với tình hình thực tế của UBND Huyện Diên Khánh. Thang đo chính thức được khảo sát với 160 đáp viên. Đề tài sử dụng phần mềm thống kê SPSS 25 để phân tích dữ liệu, đánh giá độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mơ hình. Kết quả sơ bộ của Chương 3 sẽ làm tiền đề cho việc phân tích được trình bày chi tiết hơn trong Chương 4 của luận văn.
40