THANG ĐO NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện diên khánh, tỉnh khánh hoà (Trang 45)

3.2.1. Xây dựng thang đo

Có khá nhiếu ý kiến đưa ra nhưng cơ bản các ý kiến đều nhất chí với nội dung trong mô hình chỉ số mô tả công việc. Ngoài ra những người lao động ở đây còn cho rằng điều kiện làm việc hiện tại là một trong những vấn đề làm họ không

34

hài lòng. Họ cho rằng điều kiện làm việc cũng là một nhân tố quan trọng để đánh giá sự hài lòng của CBCCVC đối với công việc. (Xem thêm phụ lục 3,4)

Nhiều ý kiến cho rằng việc lãnh đạo đánh giá một cách đầy đủ những công việc đã làm được của CBCCVC sẽ đóng vai trò như một sự động viên, khích lệ kịp thời, tạo cho CBCCVC có được niềm tin, động lực hoàn thành tốt hơn công việc được giao.

Nhiều ý kiến tham gia nói nhiều về công việc họ đang làm, đặc biệt là những CBCCVC có chí hướng phấn đấu cao. Họ mong muốn có được những trách nhiệm rõ ràng, cụ thể ở vị trí mà họ đang đảm nhận đồng thời mong muốn được góp tiếng nói của mình vào việc ra quyết định của lãnh đạo cấp trên.

Qua phần phân tích định tính này tác giả bổ sung thêm một nhân tố “Điều kiện làm việc” vào mô hình nghiên cứu. Đồng thời cũng tiến hành hiệu chỉnh bảng câu hỏi điều tra dự kiến đưa ra với các nhân tố trong mô hình JDI cho phù hợp về mặt ngữ nghĩa.

3.2.2. Thiết kế thang đo

Xây dựng thang đo cho nghiên cứu là một công việc cần thiết của mọi nghiên cứu, việc lựa chọn thang đo phù hợp sẽ giúp nhà nghiên cứu dễ dàng trong việc phân tích nghiên cứu và khám phá các vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Về nguyên tắc thang đo càng chi tiết càng chính xác, tuy nhiên đối với thang Likert 5 điểm là mức phù hợp với nghiên cứu này, độ chính xác gần bằng so với thang Likert 7 điểm do đặc điểm phân biệt về ngữ nghĩa mức độ đồng ý trong tiếng Việt không có sự khác nhau lớn giữa thang 5 điểm và thang 7 điểm. Các biến phân loại được xây dựng bằng các thang đo định danh và thang đo thứ bậc. Cụ thể như sau:

35

Bảng 3.1: Các thang đo được sử dụng trong câu hỏi điều tra

Nhân tố Biến Thang đo

Thông tin về sự hài lòng từng thành phần công việc Đánh giá chi tiết về mức

độ hài lòng từng thành phần của công việc

Các tiêu chí đánh giá về

công việc Likert 5 điểm

Giới tính Định danh

Độ tuổi Tỷ lệ

Thu nhập trung bình Tỷ lệ

Lĩnh vực chuyên môn Định danh

Trình độ học vấn Cấp bậc

Thời gian làm việc Tỷ lệ

Nguồn: Tác giả

Bảng 3.2: Danh sách thang đo nghiên cứu

Mã hóa Thang đo

CV Công việc

CV1 Công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, phù hợp với kỹ năng được đào tạo

CV2 Hiểu rõ về công việc

CV3 Cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân CV4 Được kích thích để sáng tạo trong công việc CV5 Công việc có nhiều thử thách, thú vị

CV6 Khối lượng công việc hợp lý CV7 Thời gian làm việc phù hợp

DT Đào tạo và thăng tiến

DT1 Được đào tạo đầy đủ các kỹ năng chuyên môn DT2 Được tạo điều kiện học tập nâng cao chuyên môn DT3 Cơ hội thăng tiến cho người có năng lực

36

DT5 Chính sách đào tạo và phát triển công bằng

TN Thu nhập

TN1 Lương phù hợp với năng lực và đóng góp TN2 Thưởng xứng đáng với hiệu quả làm việc TN3 Phụ cấp hợp lý

TN4 Lương, thưởng và phụ cấp phân phối công bằng TN5 Có thể sống dựa vào thu nhập.

TN6 Thu nhập ngang bằng với các đơn vị khác

LD Lãnh đạo

LD1 Lãnh đạo quan tâm đến cấp dưới

LD2 CBCCVC nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo trong công việc LD3 Lãnh đạo đối xử công bằng

LD4 Lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành tốt

DN Đồng nghiệp

DN1 Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau DN2 Đồng nghiệp phối hợp tốt khi làm việc DN3 Đồng nghiệp rất thân thiện

DN4 Đồng nghiệp đáng tin cậy

MT Điều kiện làm việc

MT1 Môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh MT2 Tôi không lo lắng về việc mất việc làm

MT3 Tôi làm việc trong điều kiện an toàn

MT4 Tôi làm trong môi trường đầy đủ tiện nghi hỗ trợ cho công việc MT5 Áp lực công việc không quá cao

HL Sự hài lòng

HL1 Tôi muốn gắn bó với UBND Huyện HL2 Tôi muốn cống hiến nhiều hơn nữa HL3 Tôi tự hào về tổ chức của tôi

37

Nguồn: Tác giả

3.3. MẪU NGHIÊN CỨU3.3.1. Phương pháp chọn mẫu 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu

Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí cho nghiên cứu nên trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi. Bảng câu hỏi sẽ được phát đến tất cả các phòng ban của UBND Huyện Diên Khánh cho đến khi thu đủ số mẫu trả lời cần thiết thì dừng lại.

Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, nghĩa là người nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng khảo sát dựa trên tính thuận lợi, ở những nơi mà người nghiên cứu tiếp cận hay liên hệ được với đối tượng khảo sát. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất này vì theo Cooper và Schindler (2006) người được khảo sát dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu, quan trọng là giúp người nghiên cứu tiết kiệm về chi phí và thời gian khi thực hiện thu thập thông tin cần nghiên cứu.

3.3.2. Kích thước mẫu

Để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu thì việc lựa chọn cỡ mẫu thích hợp là rất cần thiết. Về nguyên tắc cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng chính xác, tuy nhiên cỡ mẫu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến chi phí và thời gian thực hiện nghiên cứu.

Đối với nghiên cứu này do hạn chế về chi phí thực hiện nên cỡ mẫu được xác định trên nguyên tắc tối thiểu cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu. Kích thước mẫu nghiên cứu dự kiến là 155 mẫu, để đảm bảo cỡ mẫu này 160 phiếu điều tra được phát đi.

Việc xác định cỡ mẫu như thế nào là phù hợp còn nhiều tranh cãi về các cách xác định khác nhau như. Theo Maccallum và cộng sự (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về cỡ mẫu tối thiểu đối với phân tích nhân tố. Theo Kline (1979) con số tối thiểu là 100, Guiford (1954) là 200, Comrey và Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tưởng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời.

38

Một số nhà nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể mà đưa ra mối liên hệ giữa số lượng biến quan sát với kích thước mẫu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) (2008) sử dụng quy tắc nhân 5, tức là số biến quan sát nhân 5 sẽ ra cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu để đảm bảo tính tin cậy.

Trong nghiên cứu này lấy mẫu theo quy tắc của Comrey và Lee (1992), đồng thời tham khảo quy tắc của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) với 31 biến quan sát cỡ mẫu tối thiểu 31x5 = 155

Như vậy cỡ mẫu 160 mẫu là cỡ mẫu khá theo Comrey và Lee, đồng thời nó cũng hài lòng quy tắc nhân 5 của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) về kích thước mẫu tối thiểu.

Thống kê mô tả mẫu: Mẫu thu thập được sẽ được tiến hành thống kê phân loại theo các biến phân loại theo các tiêu chí phân loại tổ chức như: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí làm việc và mức thu nhập. Đồng thời tính điểm trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của các câu trả lời trong bảng hỏi thu thập được.

39

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã trình bày thiết kế và phương pháp nghiên cứu đề tài. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các mô hình liên quan tác giả đề xuất thang đo dự định; sau đó thông qua nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh thành thang đo chính thức để phù hợp với tình hình thực tế của UBND Huyện Diên Khánh. Thang đo chính thức được khảo sát với 160 đáp viên. Đề tài sử dụng phần mềm thống kê SPSS 25 để phân tích dữ liệu, đánh giá độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình. Kết quả sơ bộ của Chương 3 sẽ làm tiền đề cho việc phân tích được trình bày chi tiết hơn trong Chương 4 của luận văn.

40

CHƯƠNG 4 : KIỂM ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ

Với 160 phiếu được phát đi cho CBCCVC, kết quả thu về được 160 phiếu trả lời, trong 160 phiếu trả lời có 155 phiếu đạt yêu cầu, 5 phiếu trả lời ghi thiếu thông tin tại nhiều câu hỏi vì vậy bị loại ra khỏi phần phân tích dữ liệu. Với cỡ mẫu 155 mẫu thu về đạt yêu cầu về cỡ mẫu tối thiểu có thể phân tích. Cơ cấu phân loại mẫu theo các tiêu chí như sau.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Đặc điểm về giới tính Nam 96 62 Nữ 59 38 Cộng 155 100.0 2. Đặc điểm về độ tuổi Từ 26 đến 35 tuổi 79 51.1 Từ 36 đến 50 tuổi 69 44.3 Trên 50 tuổi 7 4.6 Cộng 155 100.0 3. Đặc điểm về vị trí làm việc

Phòng ban của Huyện 44 29.2

Văn phòng một cửa và các xã 76 48.9 Vị trí hỗ trợ khác 34 21.9 Cộng 155 100.0 4. Đặc điểm về trình độ Trung học 10 6.5 Cao đẳng đại học 98 63.2 Sau đại học 47 30.3

41 Cộng 155 100.0 4. Đặc điểm về trình độ Dưới 3 tr/tháng 4 2.5 Từ 3 đến 5tr/tháng 70 (45.1 Từ 5 đến 10 triệu 73 51.5 Trên 10 triệu/tháng 1 0.2 Cộng 155 100.0 Nguồn: Tác giả Cơ cấu mẫu theo giới tính: Trong 155 phiếu trả lời hợp lệ có 96 phiếu trả lời là nam (62%), 59 phiếu trả lời là nữ (38%). Điều này phản ánh đúng cơ cấu lao động tại UBND tỷ lệ lao động giữa nam và nữ là 60:40.

Cơ cấu mẫu theo độ tuổi: Trong 155 phiếu điều tra hợp lệ phân chia theo nhóm tuổi thì độ tuổi từ 26 đến 35 chiếm nhiều nhất với 79 người (51.1%), tiếp đến là từ 36 đến 50 là 69 người (44.3%) và cuối cùng là nhóm từ trên 50 có 9 người (4.6%).

Cơ cấu mẫu theo vị trí làm việc: Trong 155 phiếu điều tra hợp lệ có 44 người làm việc tại các phòng ban của Huyện (29.2%), 76 người làm việc tại văn phòng một cửa và các xã (48.9%) và 34 người làm việc tại các vị trí hỗ trợ khác (21.9%)

Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn: Kết quả điều tra từ 155 phiếu điều tra hợp lệ có 10 người trả lời có trình độ sau đại học (6.5%), 98 người trả lời có trình độ đại học (63.2%) và cao đẳng/trung cấp (30.3%) với 63 người.

Cơ cấu mẫu theo thu nhập: Trong 155 phiếu hợp lệ thu về có 70 người có mức thu nhập từ 3 đến 5tr/tháng (45.1%), 73 người có mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu/tháng (51.5%), mức thu nhập dưới 3 tr/tháng có 4 người (2.5%) và trên 10 triệu/tháng có 1 người (0.2%) .

Đặc điểm của mẫu cho thấy, kết quả khảo sát khá tốt. Người được hỏi đã chú tâm vào câu trả lời và cho những câu trả lời mang tính hợp lý cao, sẽ giúp tránh được sai số ngẫu nhiên và việc tiến hành phân tích định lượng được hiệu quả hơn. Như vậy, có thể kết luận mẫu khảo sát tương đối đại diện cho tổng thể, đặc điểm

42

ngẫu nhiên theo giới tính, độ tuổi, thâm niên giữa các nhóm đối tượng là hợp lý và phù hợp để tiến hành nghiên cứu. Những nội dung trình bày tiếp theo sẽ cho thấy quá trình kiểm định thang đo dựa trên dữ liệu được phân tích, mô tả.

4.2. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO

Các biến tiềm ẩn (nhân tố) trong mô hình trước khi tiến hành phân tích khám phá nhân tố được kiểm định sự tin cậy của thang đo. Như đã trình bày tại chương 3, để kiểm định sự tin cậy của thang đo tác giả sử dụng hệ số Cronbach's Alpha. Tiêu chuẩn lựa chọn là Cronbach's Alpha tối thiểu là 0.6 (Hair và cộng sự, 1998), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát tối thiểu 0.3 (Nunally và Burstein, 1994). Kết quả kiểm định sự tin cậy của các thang đo cho từng nhân tố như sau:

Kiểm định thang đo “đặc điểm công việc”: Nhân tố “đặc điểm công việc” trong mô hình nghiên cứu được đo lường bằng 7 biến quan sát từ CV1 đến CV2, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng SPSS 25 cho thấy hệ số Cronbach's Alpha bằng 0.837 > 0.6, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Việc tiến hành loại biến không làm tăng hệ số Cronbach's Alpha lên nữa. Vì vậy ta có thể kết luận thang đo nhân tố “đặc điểm công việc” là đáng tin cậy khi đo lường bằng 7 biến quan sát từ CV1 đến CV7.

Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy thang đo công việc

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CV1 22.8354 8.316 0.507 0.829 CV2 22.7932 8.504 0.544 0.821 CV3 23.2278 8.397 0.729 0.798 CV4 23.2616 8.169 0.675 0.802 CV5 23.5781 9.245 0.379 0.844 CV6 22.8439 7.946 0.658 0.803 CV7 22.5992 7.648 0.669 0.801 Nguồn: Tác giả

43

Kiểm định thang đo “đào tạo và phát triển”: Nhân tố “đào tạo và phát triển” được đo lường bằng 5 biến quan sát từ DT1 đến DT5, kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo bằng SPSS 25 cho thấy hệ số Cronbach's Alpha là 0.760 >0.6, hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát DT5 là 0.231<0.3. Vì vậy để tăng tính tin cậy của thang đo ta loại biến DT5 ra khỏi thang đo nhân tố “đào tạo và phát triển”, đồng thời khi loại biến DT5 hệ số Cronbach's Alpha cũng được cải thiện tăng lên 0.816>0.760. Do đó để đảm bảo tin cậy thang đo “đào tạo và phát triển” được đo lường bằng 4 biến quan sát từ DT1 đến DT4.

Bảng 4.3: Kiểm định độ tin cậy thang đo Đào tạo và phát triển

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted DT1 14.5738 3.635 0.732 0.66 DT2 14.7046 3.828 0.531 0.716 DT3 14.2911 2.885 0.642 0.676 DT4 14.7342 3.671 0.62 0.688 DT5 14.7426 4.319 0.231 0.816 Nguồn: Tác giả

Kiểm định thang đo “thu nhập”: Nhân tố “thu nhập” được đo lường bằng 6 biến quan sát từ TN1 đế TN6, kết quả kiểm định sự tin cậy của thang đo bằng SPSS 25 cho thấy hệ số Cronbach's Alpha bằng 0.769> 0.6, các hệ tương quan biến tổng của biến quan sát TN2 bằng 0.293 <0.3. Vì vậy để tăng độ tin cậy của thang đo ta sẽ loại biến TN2 khỏi thang đo “thu nhập”, đồng thời việc loại biến TN2 cũng cải thiện hệ số Cronbach's Alpha lên 0.798 >0.769. Do đó để đảm bảo sự tin cậy thang đo “thu nhập” sẽ được đo lường bằng 5 biến quan sát TN1, TN3, TN4, TN5 và TN6.

44

Bảng 4.4: Kiểm định độ tin cậy thang đo Thu nhập

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted TN1 18.557 5.121 0.524 0.735 TN2 18.9578 5.439 0.293 0.789 TN3 18.9114 4.666 0.635 0.705 TN4 18.7173 4.687 0.71 0.691 TN5 18.5316 4.191 0.55 0.732 TN6 18.7932 5.139 0.45 0.751 Nguồn: Tác giả

Kiểm định thang đo “lãnh đạo”: Nhân tố “lãnh đạo” được đo lường bằng 4 biến quan sát từ LD1 đến LD4, kết quả kiểm định sự tin cậy của thang đo bằng SPSS 25 cho thấy hệ số Cronbach's Alpha bằng 0.725 >0.6, hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát LD2 là 0.165 <0.3, do đó biến LD2 được xem như biến rác và loại khỏi thang đo. Đồng thời việc lo ạ i biến LD2 khỏi thang đo cũng cải thiện thêm hệ số Cronbach's Alpha lên là 0.828>0.725. Như vậy để tăng tính tin cậy của thang đo ta loại biến LD2 khỏi thang đo “lãnh đạo”, thang đo “lãnh đạo” đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện diên khánh, tỉnh khánh hoà (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)